Tại sao con đường thông thương cổ đại được gọi là “Con đường tơ lụa?”
Dưới triều nhà Hán. Trung Quốc đã mợ được một con đường thông thương buôn bán có khởi điểm là Thủ đô Trường An thời bấy giờ (nay là Tây An) và vắt ngang qua đại lục châu Á, chạy thẳng tới Địa Trung Hải rồi vượt biển, đạt tới điểm cuối cùng là thành La Mã.
Thông qua con đường thông thương kéo dài hơn bảy ngàn ki-lô-mét, liên kết ba lục địa châu Á – châu Phi – châu Âu, dân tộc Hán đã chuyển tới toàn thế giới nền kỹ thuật nông nghiệp, thủ công nghiệp tiên tiến; bao gồm cả bốn phát minh lớn của Trung Quốc.
Ngược lại, nhiều sản vật và văn hóa độc đáo của phương Tây như sư tử, lạc đà, nho, dưa chuột, cả đến Phật giáo của Ấn Độ, hội họa của Hy Lạp cũng được truyền nhập vào Trung Quốc. Nền kinh tế và văn hóa của hai miền Đông Tây, nhờ có con đường thông thương này đã giao lưu, đem lại ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển của nền văn minh thế giới.
Trên con đường buôn bán này, hồi bấy giờ thứ hàng được chở đi nhiều nhất là tơ lụa, một đặc sản của Trung Quốc. Vì thế con đường này đã được gọi là “Con đường tơ lụa“.