Những nhà thực vật học hoặc những người hái lá thuốc luôn thích đi lên núi bởi vì chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng. Điều này là tại sao?
Tất cả những núi cao đều là trùng điệp liền nhau, nơi hang động, khe núi sâu, địa hình cao thấp không bằng nhau làm cho khí hậu ở những vùng này có sự biến đổi khá lớn. Vì dụ khí hậu ở chân núi và trên đỉnh núi khác nhau rất xa, mưa và sương mù trên đỉnh núi nhiều hơn dưới chân núi, ánh nắng mặt trời cũng nóng hơn. Do đó, phía trên và dưới chân núi thì chủng loại thực vật cũng có sự khác nhau, chủng loại khác nhau phân bố ở nơi có độ cao thấp khác nhau. Ở những ngọn núi cao, người ta thống kê có trên 3.000 loại cây cỏ.
Địa hình của đồng bằng ở cao độ giống nhau, khí hậu như nhau, do đó chủng loài thực vật ít hơn hẳn so với ở các đỉnh núi. Một số loài sam lạnh, hoa đỗ quyên và một số loại thuốc như hoàng liên đã thích ứng với khí hậu lạnh nên khi trồng dưới chân núi hay ở đồng bằng đều không thề sống hoặc phát triển không tốt.