Tại sao coi chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình?

Trong Kinh Thánh có đoạn như thế này:

“Thượng đế Jehova tạo ra người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adam tạo ra người nữ là Eva. Nhờ đó con cháu của họ sinh sôi nảy nở và làm ăn sinh sống rồi hưng thịnh.

Nhưng trong nhân loại lại sản sinh ra những kẻ tham đồ hưởng lạc, không nghĩ tới chuyện cần cù lao động, vì thế mới nảy sinh những tội lừa kịp, hủ hóa và bạo lực, phong khí đạo đức của nhân loại bắt đầu hủ bại. Thượng đế nổi giận, quyết định dùng nạn hồng thủy để hủy diệt thế giới này.

Nhưng cháu đời thứ chín của Adam là Noe, tộc trưởng của tộc Hebro là một người hết sức trung thành với Thượng đế. Ông chủ trương giữ trọn chính nghĩa, căm ghét sâu sắc các điều ác trong loài người.

Một hôm Thượng đế bảo Noe rằng mặt đất sắp bị hồng thủy nhấn chìm. Noe phải lập tức làm một con thuyền hình vuông có ba tầng để tránh nạn. Noe tuân theo lời căn dặn của Thượng đế, làm xong chiếc thuyền hình vuông, đưa tất cả mọi người trong gia đình cùng với gia súc, gia cầm trong nhà đưa lên thuyền.

Hồng thủy kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người. Chỉ riêng có gia đình Noe được an toàn vô sự. Đến khi nước sắp sửa rút, Noe quyết định thả con chim bồ câu cho nó đi thám thính, nhưng con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Noe biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu.

Vài ngày sau, Noe lại thả chim bồ câu. Lúc con bồ câu trở về, trên mỏ nó ngậm nhánh trám màu lục. Noe nhìn thấy thế hết sức sung sướng vì điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước, thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới”.

Chuyện con chim bồ câu và nhánh trám báo trước cuộc sống hòa bình và an ninh đã theo Kinh Thánh mà được phổ biến ra toàn thế giới. Đến những năm 30 thế kỷ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm trời, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương trầm trọng. Thời bấy giờ, tại một số thành thị ở nước Đức, lưu hành một thứ khăn niệm, trên vẽ hình con chim bồ câu ngậm một nhành trám, phản ánh nguyện vọng mong chờ hòa bình của nhân dân. Vì thế con chim bồ câu và nhánh trám đã tượng trưng cho hòa bình.

Sau cuộc Chiến tranh Thế giới II, nhà họa sĩ lớn Picasso đã vẽ một con chim bồ câu trắng đang bay, gửi tặng Đại hội Hòa bình toàn thế giới. Người ta gọi con chim bồ câu này là Chim Bồ câu hòa bình.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!