Văn hóa Phục Hưng ở châu Âu

Thế kỷ XIV và XV, châu Âu vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Giáo hội Thiên Chúa La Mã. Bất kể ai, chỉ cần hoài nghi Thượng đế, chỉ trích Giáo hoàng hoặc trong tác phẩm có ý trái với “Kinh Thánh”, đều bị coi là “dị đoan” và bị bắt, chịu sự tra khảo nhục hình và bị đưa ra tòa phán xử bị giam, trục xuất, bị thiêu. Một số người chống lại chế độ chuyên chế phong kiến vạch trần những chuyện đen tối trong Giáo hội kể cả một số nhà khoa học tiến bộ thời đó, đều bị tòa án dị đoan kết tội, phải chịu những nhục hình tàn bạo. Rất nhiều cuốn sách và những công trình tiến bộ đã bị thiêu hủy, cấm đoán. Sự tiến bộ của xã hội bị trở ngại nghiêm trọng.

Nhưng cũng thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản cũng đã bắt đầu hình thành và phát triển, nhất là ở các thành phố Bắc Italy giáp Địa Trung Hải như Venice, Florencia là những thành phố công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng phát triển. Giai cấp tư sản mới nổi, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của họ, đã tiến hành đấu tranh với Giáo hội. Các nhà tư tưởng chống thần học Thiên Chúa giáo, giam cầm lòng người hàng ngàn năm nay, họ phất cao ngọn cờ “Phục Hưng” văn hóa cổ điển, nêu lên tư tưởng “nhân văn” tư sản.

 Đi tiên phong là phong trào văn nghệ “Phục Hưng” được một số văn nghệ sỹ theo chủ nghĩa nhân văn đề xướng ra. Tác phẩm của họ có đặc điểm dân tộc chống phong trào kiến, chống thần học.  Dante Alighieri (1265-1321) người được coi là ‘Đại thi hào đầu tiên của thời đại mới”. Trong thi phẩm nổi tiếng “Thần khúc”, biểu hiện trào lưu tư tưởng nhân văn sớm nhất. Ông đã đề xướng rằng “con người” là gốc của thế giới, lên án Giáo hoàng và các thầy tu. Dante Alighieri đã bị Giáo hội trục xuất, sống cuộc đời lưu vong nơi đất khách. Nhưng ông vẫn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi đối với Giáo hội và Giáo hoàng. Sau Dante Alighieri còn có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã đứng lên đả kích sự hủ bại của triều đình Giáo hội và sự sa đọa của các thầy tu. Dưới sự nỗ lực của nhiều nhà văn hóa, văn học nghệ thuật cận đại châu Âu đã có một nền tảng vững chắc.

Trong thời kỳ này, khoa học tự nhiên cận đại cũng ra đời, chủ yếu thể hiện trong thiên văn học, toán học và cơ học, trong đó thiên văn học mang một ý nghĩa cận thời đại. Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã thúc đẩy sự tiến bộ cả khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên phát triển lại tăng thêm sức mạnh để tấn công vào hệ thống thần học của đạo Thiên Chúa.

Nicolaus Copernicus là nhà khoa học Ba Lan, khi còn trẻ chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn. Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết vận hành các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết mặt trời trung tâm”, phủ định luận điệu trong “Kinh thánh” rằng: “Thượng đế đã tạo ra Mặt Trời, Mặt trăng, bắt chúng chạy quanh Trái Đất”, phủ định thuyết Trái Đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trị quan thần học của Thiên Chúa giáo. Từ đó bắt đầu cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn bản cách nhìn của loài người đối với vũ trụ.

Nửa thế kỷ sau, triết gia người Ý, Giordano Bruno, vì bảo bệ học thuyết của  Nicolaus Copernicus đã bị Giáo hội giam vào ngục tối 7 năm. Bruno kiên định lòng tin vào học thuyết đó, từ chối thừa nhận sai lầm. Ông đã bị tòa án dị đoan tuyên án tử hình và thủ tiêu toàn bộ những tác phẩm của ông.

Sau khi Bruno chết được 30 năm, tah1ng 2 năm 1633, Galileo Galilei (164-1642) nhà khoa học người Italy lại bị Giáo hội giam vào ngục tối. Ông đã tạo ra kính thiên văn để quan sát vũ trụ và các thiên thể; và một lần nữa lại phủ định cũ trụ quan thần học. Ông còn có những phát minh về toán học, vật lý khiến cho nhân loại nhận thức hoàn toàn mới về vũ trụ. Ông đã bị Giáo hội kết tội, bắt giam và tra tấn.

Trải qua mấy thế hệ đấu tranh và phải trả giá nặng nề, cuối cùng khoa học tự nhiên đã thoát ra khỏi thần học, mạnh bước trên con đường tiến bộ.

Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII đã xảy ra phong trào văn nghệ Phục Hưng ở nhiều nước Tây Âu, đó là phong trào văn hóa của giai cấp tư sản, họ đã dùng sức mạnh không gì lay chuyển nổi, phá vỡ những ràng buộc của sự chuyên chế về văn hóa thời kỳ Trung cổ, làm tan rã nhanh chóng chế độ phong kiến đồi bại, mở ra một thời kỳ mới giải phóng tư tưởng phát triển văn nghệ và khoa học.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!