Kỹ sư Dân dụng (Civil Engineer)

Tìm hiểu nghề Kỹ sư Dân dụng (Civil Engineer)

Kỹ sư Dân dụng hoạch định, thiết kế xây dựng, điều hành hoạt động và bảo trì đường sá, cầu cống, đập, dự án cấp nước, hệ thống thoát nước, vận tải, bến cảng, kênh mương, cơ xưởng sửa chữa tàu, sân bay, đường sắt, xí nghiệp và các cao ốc.

Công việc của Kỹ sư Dân dụng

  • Khảo sát hiện trường để xác định loại nền móng phù hợp với công trình đề ra.
  • Nghiên cứu và đưa ra giải pháp kỹ thuật tối ưu đáp ứng các yêu cầu và ngân sách của khách hàng.
  • Lập thiết kế chi tiết và tài liệu, hồ sơ kỹ thuật cho việc xây dựng và thi công dự án kỹ thuật.
  • Tổ chức việc cung ứng vật tư, nhà xưởng, thiết bi6 cần thiết cho dự án xây dựng và giám sát lao động.
  • Lên chương trình chi tiết để phối hợp các hoạt động trên công trình.
  • Tham vấn với các kỹ sư, kiến trúc sư, kiến trúc sư cảnh quan, các nhà khoa học môi trường.
  • Hỗ trợ các cơ quan chính quyền trong việc chuẩn bị các kế hoạch công trình hàng năm trong giới hạn ngân sách đã cho như các bãi đậu xe, cống rãnh, hệ thống thoát nước, đường sá và sân bay.
  • Chuẩn bị các tính toán kỹ thuật cần thiết cho thiết kế các dự án và giám sát việc lên bản vẽ sơ phác.
  • Lập chương trình và sử dụng máy vi tính để trợ giúp việc thiết kế các dự án kỹ thuật dân dụng.
  • Phối hợp và chỉ đạo các nghiên cứu triển và thử nghiệm vật liệu các quá trình hoặc hệ thống có liên quan đến kỹ thuật dân dụng.
  • Nghiên cứu tư vấn và đề xuất các kế hoạch giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, nước, ô nhiễm do chất thải rắn.
  • Nghiên cứu và tư vấn các vấn đề môi trường cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, ví dụ như chọn lựa và thiết kế các hành lang dịch vụ, các phát triển duy tu, xói mòn đất cũng như các tác động về kinh tế, xã hội và mỹ quan.
  • Giám sát công tác nghiệm thu và chi trả cho các công trình hoàn tất.
  • Phân tích và giải trình các báo cáo về lao động, năng suất, chất lượng, vật tư và mức độ hoàn thành công việc.
  • Phân tích các rủi ro về thiên tai như gió, động đất, hỏa hoạn, lũ lụt để thiết kế các cấu trúc và dịch vụ theo các tiêu chuẩn thích ứng.
  • Tổ chức các khảo sát về địa lý và địa vật lý và soạn các nghiên cứu khả thi.

Chuyên ngành của Kỹ sư Dân dụng

  • Kỹ sư kết cấu (Structural Engineer): thiết kế khung sườn cho các cao ốc, kết cấu tháp, cầu, hệ thống xử lý nước, đường hầm và các cấu trúc khác để đảm bảo sứ bền và độ cứng của công trình.
  • Kỹ sư vật liệu và thử nghiệm (Materials and Testing Engineer): nghiên cứu phát triển, thử nghiệm và đánh giá chất lượng hoặc tính phù hợp các vật tư hay chất liệu như nhựa đường, bê tông, thép, xi măng, gỗ và chất dẻo.
  • Kỹ sư cầu đường xa lộ (Highway Engineer): Phân tích phát triển dân số, thống kê về tăng trưởng và các tập quán giao thông, khối lượng lưu thông để dự phóng các công trình đường sá tương lai.
  • Kỹ sư kiến tạo phi trường (Airport Engineer): chuyên môn trong công tác thiết kế các phi trường, nhà chứa máy bat (hangars) và các tháp điều khiển (control tower).
  • Kỹ sư địa kỹ thuật (Geotechnical Engineer/ Soil Engineer): khảo sát địa điểm xây dựng để phân tích, xác định loại đất và các đặc trưng tổng quát.
  • Kỹ sư đường sắt (Railway Engineer): nghiên cứu các đề nghị thiết kế và tư vấn cho việc xây dựng mới, bảo trì và sửa chữa các hệ thống đường sắt hiện có.
  • Kỹ sư đường ống (Pipeline Engineer): tham vấn các kỹ sư dầu mỏ v2 cơ khí để đưa ra các đề xuất thiết kế và thiết bị đường ống, các kết cấu và tiện nghi cần thiết khác.
  • Kỹ sư thủy lợi và thoát nước (Irrigation/ Drainage Engineer): dùng các phương pháp đo lường và thử nghiệm để xác định tính chất của đất như độ mặn, mức cung cấp nước, khu vực cây cối tăng trưởng kèm, loại đất và cấu tạo bề mặt.
  • Kỹ sư về nguồn nước và thủy điện (Hydraulic/ Water Resource Engineer): thiết kế, giám sát việc xây dựng và tham vấn về hoạt động, bảo trì và sửa chữa các phương tiện cấp nước như đập, đường dẫn nước, nhà máy thủy điện, hệ thống cấp nước, đê phòng hộ bờ biển,..
  • Kỹ sư cầu cảng (Harbour Engineer): phụ trách thiết kế và giám sát việc xây dựng các phương tiện có liên quan đến cảng như đập chắn sóng, các hải lộ, phương tiện trợ giúp hải hành, cầu cảng, nền lề chịu lực, kho hàng, điểm bốc dỡ ngũ cốc, quặng và các hành hóa khác.
  • Kỹ sư phụ trách công trình (Local Goverment Engineer): giám sát và điều phối các công tác thiết kế xây dựng và bảo trì các dự án đờng sá, hệ thống thoát nước v.v.

Yêu cầu nghề nghiệp

  • Khả năng nhận định, phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Khả năng giao tiếp tốt, viết và nói.
  • Kỹ năng máy vi tính và thiết kế.
  • SÁng tạo và thực tế.
  • Có thể làm việc độc lập.
  • Biết nhận trách nhiệm.
  • Có kiến thức về các bộ môn kỹ thuật liên ngành.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!