Tìm hiểu Nghề công nghệ mạ
Mạn là nghề tạo ra trên bề mặt kim loại hay phi kim loại một lớp kim loại khác, với mục đích để bảo vệ ăn mòn cho kim loại hoặc tạo ra các tính chất khác cho bề mặt vật mạ: bóng, sáng, cứng, từ tình, trang sức, .. Quá trình mạ được thực hiện ở các dây chuyền công nghệ cụ thể, phù hợp với từng tính chất, chức năng của lớp mạ. Trong mỗi lớp mạ có sử dụng các máy, thiết bị và hóa chất riêng thích hợp cho từng loại quy trình mạ.
Đặc điểm chung của các quy trình mạ kim loại là tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, nhiệt độ cao, dòng điện lớn và dễ cháy nổ. Trong môi trường phát sinh nhiều bụi kim loại, hơi hóa chất gây ô nhiễm môi trường.
Lớp mạ có thể tạo ra bằng phương pháp đei65n hóa hoặc hóa học trên nền kim loại hay phi kim loại. Các lớp mạ thường gặp: kẽm, thiếc, đồng, niken, crom, vàng, hợp kim (Cu – Zn, Cu – Sn)… Mỗi lớp có tính chất và phạm vị ứng dụng riêng.
Công việc của Nghề công nghệ mạ
Người được đào tạo nghề công nghệ mạ cần đạt được các yêu cầu để làm việc trong các dây chuyền mà, các xưởng gia công, sửa chữa của các công ty, doanh nghiệp có liên quan đến công nghệ mạ.
- Thực hiện được một quy trình mạ đạt chất lượng sản phẩm, có hiệu quả và phù hợp với cấp trình độ đào tạo.
- Pha chế được các dung dịch sử dụng cho một lớp mạ.
- Vận hành được hệ thống máy, thiết bị trong dây chuyền mạ.
- Nhận biết và xử lý được các sự cố xảy ra trong quy trình mạ.
- Thực hiện được việc bảo quản, bảo dưỡng các máy và thiết bị theo đúng qui định.
- Thực hiện được công việc kiểm tra và đánh giá chất lượng của lớp mạ.
- Biết cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học vào từng công việc của nghề, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
- Có trách nhiệm với công việc và kỹ luật lao động.
- Thực hiện đủ, đúng nguyên tắc các bước công việc trong mỗi nhiệm vụ.
- Có đủ sức khỏe và năng động trong công việc.
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.