Tìm hiểu nghề Nhà Địa lý học (Geographer)
Nhà Địa lý nghiên cứu sự liên hệ giữa những hoạt động của con người với môi trường tự nhiên, môi trường do con người kiến tạo, cũng như phân bố không gian của chúng.
Các nhà địa lý thường làm việc trên thực địa hoặc đi khảo sát ở các vùng xa để thu thập thông tin và dữ liệu ban đầu.
Công việc của Nhà Địa lý học
- Quan sát, đo lường, thu thập dữ liệu, lập bản đồ về khí hậu, dân cư, động thực vật, đất, các tính chất bề mặt của đất và phân bố của chúng, việc sử dụng đất đai cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Phân tích và diễn giải các loại dữ liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ và thông tin về địa lý khác nhau.
- Diễn giải hình ảnh thu từ vệ tinh để đánh giá và lập bản đồ các tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất đai và các hoạt động của con người.
- Cố vấn các vấn đề quản trị môi trường, các vấn đề lựa chọn vị trí cho công nghiệp, thương mại cũng như các cơ sở công cộng và dịch vụ.
- Cố vấn cho chính quyền và các tổ chức sử dụng đất đô thị và nông thôn, phát triển kinh tế khu vực, hoạch định và quản trị nguồn tài nguyên, du lịch, vấn đề xuống cấp và xói mòn đất, chất lượng môi trường và phân chia địa giới các vùng.
- Biên tập và hỗ trợ trong công tác lập bản đồ, báo cáo và thông tin địa lý khác cho các mục đích phân tích, hành chính và đồ bản.
- Phát triển những hệ thống thông tin địa lý thích hợp, gồm có thu thập thông tin, mã hóa địa chất, quản trị phát triển và ứng dụng cơ sở liệu địa lý.
- Phân tích thống kê dân số, các dữ liệu dân cư khác, dự báo xu thế dân cư.
- Phát triển, hoạch định và thực hiện các dự án phát triển quốc tế và khu vực, cố vấn và phân tích thông tin tình báo quân sự.
- Áp dụng công nghệ thăm dò từ xa, đồ bản điện toán và công nghệ thông tin địa lý.
Các chuyên ngành của Nhà Địa lý học
1 – Địa lý môi trường (Enviromental Geographer): Kết hợp các khía cạnh của địa lý vật lý và địa lý nhân văn, giải quyết việc quản trị đất đai và nguồn nước, quy hoạch đô thị và khu vực phòng chống thiên tai như lũ lụt, hạn hán và cháy rừng.
2 – Địa lý nhân văn (Human Geographer): Phân tích các đơn lực ảnh hưởng đến sự phân bố, thay đổi mô hình của dân số và những hoạt động đặc thù về kinh tế, văn hóa và xã hội.
3 – Địa lý vật lý (Physical Geographer): Nghiên cứu môi trường vật lý và các động lực tạo hình. Họ nghiên cứu các tiến trình đương đại như biến đổi về khí hậu, thoái hóa đất, chất lượng của sông, xói mòn bờ biển và sự thay đổi theo thời gian của điều kiện môi trường và tình trạng tương lai của chúng.
Yêu cầu nghề nghiệp
- Có năng khiếu về khoa học tự nhiên và xã hội
- Có khả năng về toán và thống kê
- Có kỹ năng phân tích
- Kỹ năng diễn đạt tốt bằng văn bản
- Có các kỹ năng thực hành trên máy vi tính