Nhà Nhân chủng học (Anthropologist)

Tìm hiểu nghề Nhà Nhân chủng học (Anthropologist)

Nhà Nhân chủng học nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển và hoạt động của xã hội loài người, các nền văn hóa nhân loại như hiện nay và đã từng tốn tại trong lịch sử.

Nhà Nhân chủng học quan tâm đến toàn bộ sự phức tạp về đời sống văn hóa, xã hội bao gồm tôn giáo và các nghi thức, hệ thống quan hệ thân tộc và gia đình, ngôn ngữ, âm nhạc và nghệ thuật, các biểu tượng và các hệ thống kinh tế chính trị.

Phương pháp nghiên cứu của Nhà Nhân chủng học chủ yếu là thực địa (field wrok), sống với cộng đồng mà họ nghiên cứu và tìm hiểu qua tham gia trực tiếp vào các sinh hoạt của họ.

Công việc của Nhà Nhân chủng học

  • Làm việc trong các cộng đồng khác nhau để thu thập và phân tích thông tin về các tập tính văn hóa và xã hội, vật dụng, ngôn ngữ, hình thái sinh hoạt của các nhóm và xã hội mà họ đang nghiên cứu.
  • Thu thập, nhận dạng, xác định niên đại, giữ gìn và bảo quản cổ vật bản địa, các của cải vật chất và những đồ vật có giá trị nhân chủng học khác.
  • Nghiên cứu và diễn giải các di chỉ hóa thạch, nghiên cứu những nơi từng có những nền văn minh cổ sinh sống, tìm kiếm dấu vết lịch sử của những cư dân trước đó.

Khi thu thập thông tin về một xã hội, nhà nhân chủng học có thể phải học ngôn ngữ đó và đi thực tế nhiều ở những nơi xa xôi và thường trong điều kiện khó khăn.

Chuyên ngành của Nhà Nhân chủng học

1 – Nhân chủng học văn hóa xã hội (Social/ Cultural Anthropologist): Tiến hành nghiên cứu trên những cộng đồng nhỏ, thành phố, quốc gia cũng như những nghiên cứu so sánh về các nền văn hóa khác nhau.

2 – Nhân chủng học vật lý sinh học (Biological/ Physical Anthropologist): Quan tâm đến sự tiến hóa sinh học và những phân chia của loài người trong quá khứ và hiện tại, cũng như sự tác động qua lại giữa sinh học, sinh thái và văn hóa qua toàn bộ đời sống của từng cá thể con người.

Họ cũng nghiên cứu xương của người cổ đại, làm việc cộng tác chặt chẽ với các nhà khảo cổ học.

3 – Nhân chủng học ứng dụng (Applied Anthropologist): Có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như chính sách xã hội và làm kế hoạch, đánh giá tác động xã hội, bảo tồn, phát triển cộng đồng, quản trị tài nguyên văn hóa, chủ quyền lãnh thổ, công bằng xã hội.

4 – Nhân chủng học ngôn ngữ (Linguistic Anthropologist): Nghiên cứu sự tiến hóa, cấu trúc, lịch sử, chức năng của các ngôn ngữ và cách thức mà chúng ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng bởi những khía cạnh khác của đời sống xã hội.

Yêu cầu nghề nghiệp

  • Có khả năng quan sát tỉ mỉ và làm việc thực tế chính xác
  • Có khả năng làm việc độc lập
  • Có năng khiếu về nghiên cứu
  • Kỹ năng giao tiếp thật tốt
  • Nhạy cảm đối với con người và những nền văn hóa khác.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!