Tìm hiểu nghề Nhà Tâm lý học (Psychologist)
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hành vi và kinh nghiệm (behaviour and experience) của con người. Bộ môn tâm lý học, do đó, bao gồm khối lượng lớn tri thức về hành vi và tập tính của con người, các hoạt động khoa học và nghiên cứu để thu thập và tăng cường các hiểu biết về tâm lý con người như một ngành khoa học cũng như việc mở rộng tri thức khoa học nói chung.
Nhà Tâm lý học áp dụng những hiểu biết chuyên môn tâm lý gọc để giúp con người hành xử tốt hơn bất kể hoàn cảnh công việc hay đời sống của họ như thế nào.
Tâm lý học giúp ngăn chặn những tình trạng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý con người. Nhà Tâm lý học do đó đảm đương những vấn đề đa dạng và các đối tượng khác nhau; từ trẻ em, người lớn, các cặp vợ chồng, gia đình cũng như các cộng đồng xã hội.
Công việc của Nhà Tâm lý học
- Thực hiện công tác cố vấn hoặc phỏng vấn trị liệu (therapetic interview).
- Tổ chức các kiểm tra tâm lý và đánh giá kết quả để phát hiện nguyên nhân của các trục trặc và định liệu phương thức chữa trị.
- Nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của các vấn đề như động cơ của hành vi, kỹ năng giảng dạy, ứng sử nghề nghiệp, điều kiện làm việc và các chi tiết tổ chức.
- Cung cấp dịch vụ theo dõi tâm lý cho các cá nhân hay nhóm để phục vụ những mục đích lượng định hay trợ giúp.
- Đánh giá kết quả của những chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hay cá nhân.
- Thiết kế các phương pháp thử nghiệm và dự đoán các trạng thái tình cảm và tâm lý của con người.
Các Nhà Tâm lý học có thể làm việc cho các tổ chức công cộng hay các trung tâm trị liệu tư nhân.
Chuyên ngành của Nhà Tâm lý học
1 – Tâm lý lâm sàng (Clinical Psychologist)
Chẩn đoán, chữa trị và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe tổng quát.
Hầu hết những nhà tâm lý học lâm sàng thường làm việc trong các trung tâm y tế công cộng như các bệnh viện và phòng y tế nhi khoa, các trung tâm y tế phục hồi chức năng, các trung tâm sức khỏe cộng đồng. Một số chuyên gia cũng có phòng điều trị riêng.
2 – Tâm lý thần kinh (Neuro Psychologist)
Chuyên khám và chữa trị các trục trặc về thần kinh cũng như đánh giá ảnh hưởng của chúng lên các hoạt động suy nghĩ của người bệnh. Nhà tâm lý học thần kinh cũng hỗ trợ công tác phục hồi các chức năng thần kinh và liên đới công việc với các chuyên gia sức khỏe khác.
Đa số những nhà tâm lý học thần kinh thường làm việc trong các bệnh viên lớn, trung tâm y tế phục hồi, các trung tâm điều trị tâm thần công và tư.
3 – Tâm lý công đồng (Community Psychologist)
Nghiên cứu vấn đề tâm lý của cộng đồng, cải thiện các cách biệt giữa các tầng lớp xã hội, thúc đẩy những thay đổi có lợi cho sự hòa hợp giữa các cộng đồng. Họ cũng hỗ trợ các hoạt động giúp đỡ người vô gia cư, giới nghèo khó và những cộng đồng kém phát triển.
4 – Cố vấn tâm lý (Counselling Psychologist)
Đánh giá, điều trị hoặc giúp ý kiến cho các cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình, các nhóm và tổ chức.
Họ thường làm việc ở các trung tâm việc làm và hướng nghiệp, các tổ chức sức khỏe và an sinh xã hội (social welfare). Họ cũng có thể có các phòng cịch vụ tâm lý tư. Jha1ch hàng của họ thường là những người gặp trục trặc trong tình cảm hoặc căng thẳng về tâm lý.
5 – Tâm lý học phát triển và giáo dục (Educational and Developmental Psychologist)
Cung cấp tư vấn cho các vấn đề quản trị phát triển và giáo dục thường xuyên (across the life span), các vấn đề học tập và thích nghi ở trường học, gia đình và phát triển nghề ngiệp (career development), vấn đề giáo dục cho người tàn tật (disable) và người lớn tuổi.
6 – Tâm lý học pháp lý (Forensic Psychologist)
Áp dụng các kiến thức tâm lý học trong việc nghiên cứu, đánh giá và can thiệp trong khuôn khổ hệ thống pháp lý và hình sự.
Các nhà tâm lý học pháp lý tham vấn chuyên môn về tâm lý tội phạm học cho toà án, các cấn đề lạm dụng trẻ em, các xung đột trong trại giam. Họ thường làm việc tại các hiện trường pháp lý như nhà tù hay các trung tâm giam giữ.
7 – Tâm lý học thể thao (Sport Psychologist)
Cung cấp các hỗ trợ tâm lý cho các vận động viên thể dục và thể thao ở mọi cấp độ, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, sự viên mãn tâm lý cũng như nâng cao thành tích thi đấu.
Các nhà tâm lý học thể thao thường làm việc gần gũi với các vận động viên, sát vai với huấn luyện viên và các bác sĩ chăm sóc.
8 – Tâm lý học khảo cứu (Research Psychologist)
Áp dụng các nguyên lý thống kê học, thiết kế khảo sát (resear design), tin học và phân tích dữ liệu để nghiên cứu các vấn đề tâm lý của xã hội; ví dụ: tâm lý thị trường, thăm dò ý kiến quần chúng (public opinion research), các tác động tâm lý và phản ứng của đại chúng đối với truyền thông (media).
Yêu cầu nghề nghiệp
- Quan tâm đến con người và các hành vi
- Có phương pháp khoa học và kỹ năng giải quyết các vấn đề
- Năng lực cảm nhận cao
- Tính kiên nhẫn
- Có kỹ năng giao tiếp khéo léo, nói và viết tốt.