Nhạc sĩ (Musican)

Tìm hiểu Nghề Nhạc sĩ (Musican)

Nhạc sĩ là người viết nhạc, cải biên, chỉ huy dàn nhạc. Nhạc sĩ cũng biểu diễn và sáng tác (compose). Nhạc sĩ thường phải trải qua nhiều năm đào tạo về những nhạc cụ liên quan để phát triển các kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên họ không nhất thiết là nghị sĩ biểu diễn xuất sắc.

Các chuyên ngành của Nhạc sĩ

1 – Nhạc sĩ cổ điển (Classical Musician)

Là các nhạc sĩ chuyên nghiệp đạt đến những trình độ kỹ thuật rất cao, phát triển những kỹ năng phối hợp biểu diễn thuần thục. Họ phải có khả năng thích ứng với các yêu cầu của các chỉ huy dàn nhạc quốc tế. Các nghệ sĩ độc tấu, tiếp cận những thể loại và hình thức ký âm của âm nhạc hiện đại.

Nhạc sĩ cổ điển nghiên cứu chuyên sâu nhạc cổ điển, opera, vũ ba lê. Họ cũng có thể cần các huấn luyện bổ sung và học hỏi kinh nghiệm với những dàn nhạc quốc tế và nước ngoài.

2 – Nhạc sĩ sáng tác (Composer)

Sáng tác âm nhạc cho phim, kịch, truyền hình, các buổi hòa tấu hay các vở opera. Nhạc sĩ sáng tác có thể chuyên một thể loại hoặc sáng tác cho những loại nhạc cụ cụ thể nào đó. Họ cũng viết lời cho các bản nhạc.

4 – Nhạc sĩ cải biên hay phối khí (Arranger)

Là người chuyển biên những tác phẩm âm nhạc hay làn điệu (melodic lines), để chuyển thể hoặc cải biên, sáng tạo phong cách đặc thù cho các đàn nhạc hòa tấu, ban nhạc, nhóm hợp xướng hoặc cho riêng từng nghệ sĩ biểu diễn. Nhạc sĩ phối khí cũng có thể dạy nhạc, đạo diễn, nhạc trưởng hay sản xuất băng đĩa nhạc.

5 – Nhạc trưởng (Conductor)

Là người chỉ huy các nhóm biểu diễn như dàn nhạc giao hưởng (symphony), dàn hợp tấu hay các dàn nhạc lớn. Nhạc trưởng nghe và chọn thành phần biểu diễn cho dàn nhạc, chọn loại nhạc phù hợp với thể loại trình diễn.

Nhạc trưởng phải nắm rõ phối âm tổng thể (score) của tác phẩm, chỉ huy tập dợt, hướng dẫn các nhạc công trình diễn và tận dụng tài năng của từng nhạc công.

Khi chỉ huy dàn nhạc họ kiểm soát những yếu tố như sự hài hòa, tiết tấy, nhịp độ, để tạo hiệu quả nhất quán với cảm nhận riêng của mình về tinh thần của tác phẩm.

6 – Nhạc sĩ âm nhạc dân tộc học (Ethno-musicologist)

Là người nghiên cứu âm trong bối cảnh văn hóa của nó và tìm hiểu mối quan hệ giữa những nền âm nhạc khác nhau. Họ cũng có thể là nhà sáng tác, người biểu diễn, giảng viên hay là nhà nghiên cứu.

Họ thường làm việc trong các nhạc viện và trung tâm nghiên cứu âm nhạc, các trường đại học để tìm tòi, nghiên cứu và viết những bài chuyên khảo về âm nhạc và nhạc sĩ.

Họ cũng thực hiện các cuộc du khảo thực địa để ghi chép âm nhạc của một vùng, một nhóm dân tộc hay một nhóm biểu diễn cụ thể nào đó.

7 – Nhạc sĩ nhạc Jazz (Jazz Musician)

Là các nghệ sĩ có tài năng xuất chúng về ứng tác (sáng tác ngẫu hứng) và những kỹ năng thanh nhạc tuyệt vời. Họ cũng có kỹ năng hòa âm phối khí tương tự như những nhóm nhạc thính phòng.

8 – Nhà phê bình âm nhạc (Music Critic)

Phần lớn làm việc cho những cơ quan truyền thông hay xuất bản báo chí để viết bài về các chủ đề âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn, các tường thuật thường kỳ về các nghệ sĩ, các cuộc lưu diễn của các đoàn nghệ sĩ âm nhạc trong nước và quốc tế.

9 – Nhà âm nhạc học (Musicologist)

Là những nhạc sĩ được đào tạo chuyên sâu kỹ năng nghiên cứu và diễn giải các thể loại và lịch sử âm nhạc. Họ thường là những nhà diễn giảng (lecturer).

10 – Nhạc sĩ biểu diễn, nhạc công, ca sĩ thanh nhạc (Performer, Instrumentalist, Vocalist)

Là người có thể chơi một hay nhiều nhạc cụ cũng như hát bè (support vocals) hoặc lĩnh xưởng (lead vocal) trong những buổi diễn đơn tấu tự sự (recital).

Họ có thể chỉ thực hiện phần nhạc đệm hoặc chơi một nhạc khí trong dàn hợp xướng hay thành viên trong ban nhạc hay các nhóm nhạc kể cả dàn nhạc thính phòng.

Các nhạc công, ca sĩ phải luyện tập nhiều giờ trong ngày để chuẩn bị cho các buổi diễn tập hay trình diễn. Họ có thể ghi âm và lập chương trình lồng nhạc phụ họa trên nhạc điện tử được sử dụng trong biểu diễn.

Nhạc công, ca sĩ cần phải lắng nghe và phân tích những bản nhạc hoặc từ băng ghi âm để xây dựng các bài nhạc dự trữ của họ. Các nhạc sĩ cũng cần biết bảo trì và chuẩn bị nhạc cụ của mình để trình diễn thật tốt. Họ cũng sáng tác, viết nhạc và lời hoặc chuyển thể hoặc cải biên cho các thể loại cổ điển, pop, jazz, dân gian, đồng quê, buổi trình diễn âm nhạc hoặc các hình thức vũ nhạc đa dạng.

11 – Ca sĩ thanh nhạc (Vocalist)

Là người có thể đơn ca, hát với người phụ họa hay hát trong nhóm và có thể biết chơi một vài nhạc cụ. Họ xây dựng dự trữ các bài hát và có thể chuyên một thể loại nhạc riêng.

Ca sĩ cầ phải tập luyện, phát triển khả năng và giọng hát của họ cũng như kỹ năng biểu diễn. Họ cần phải hiểu âm nhạc và có thể biểu diễn với một nhóm hay dàn nhạc. Họ có thể làm việc thường xuyên hay theo hợp đồng cho ban nhạc, dàn nhạc, nhà hát, đài phát thanh, truyền hình hoặc sân khấu.

Nhạc sĩ thường phải làm việc với giờ giấc thất thường và càn nhiều thì giờ luyện tập. Để có công việc chính thức họ phải chấp nhận đi đây đi đó. Một số nhạc sĩ làm thêm những công việc ngoài âm nhạc để kiếm sống.

Yêu cầu nghề nghiệp

  • Kỹ năng âm nhạc xuất chúng
  • Khả năng thanh nhạc tốt
  • Có năng khiếu biểu diễn
  • Khả năng tập trung cao và kéo dài
  • Có sức bền tâm lý để trình diễn đỉnh cao
  • Tự tin, có động cơ tốt, tận tụy và quyết tâm
  • Chịu đựng được các căng thẳng nghề nghiệp
  • Nắm vững một hay nhiều thể loại âm nhạc như pop, jazz hay cổ điển.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!