Vũ công (Dancer)

Tìm hiểu nghề Vũ công (Dancer)

Vũ công là những nghệ sĩ biểu diễn các chương trình giải trí cho khán giả bằng các điệu múa đơn, đôi hoặc múa nhóm. Họ được tuyển dụng vào các đoàn múa hoặc làm việc với tư cách nghiệp dư theo hợp đồng ngắn hạn, như các chương trình truyền hình, ca nhạc, hài kịch, trích đoạn video.

Có rất nhiều thể loại múa, bao gồm khiêu vũ, múa ba lê, múa hiện đại, múa dân gian, các vũ điệu dân tộc.

Vũ công có thể là nghệ sĩ biểu diễn nhiều thể loại hoặc chuyên vào một thể loại riêng biệt.

Hầu hết các vũ công chuyên nghiệp múa cổ điển học múa ba lê từ lúc 5 tuổi. Tuy nhiên đối với các vũ công hiện nay, đặc biệt là nam, có thể bắt đầu học trễ hơn, vào khoảng 16 đến 20 tuổi.

Công việc của Vũ công

  • Tập dợt các bước nhảy và các động tác theo chỉ đạo và hướng dẫn của biên đạo múa (choregrapher).
  • Phát triển hướng cảm thụ của chính mình trong vai diễn
  • Tập luyện hàng ngày để duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật, sức khỏe và sự dẻo dai để giảm nguy cơ bị thương trong khi tập dợt hoặc biểu diễn.
  • Biểu diễn các thể loại múa theo yêu cầu của biên đạo, đoàn múa hoặc ban tổ chức. Tham gia các buổi tập kiểm tra hoặc tổng dợt. Hát hoặc diễn theo phân vai.
  • Đóng góp cho quá trình biên đạo bằng sáng kiến cá nhân.
  • Biên đạo các tiết mục múa hay các màn diễn thường xuyên
  • Tự hóa trang cho các buổi biểu diễn.

Các vũ công thường phải biểu diễn thử để được nhận vào đoàn múa và những người không tuyển dụng lâu dài phải qua diễn thử mỗi khi có hợp đồng nhận vai. Đôi lúc các vũ công có khả năng được tham dự các lớp tập luyện hoặc buổi diễn tập ở một đoàn múa chuyên nghiệp trong một giai đoạn ngắn hoặc qua các buổi diễn thử.

Các chuyên ngành của Vũ công

1 – Biên đạo múa (Choreographer): Sáng tác điệu múa, chương trình múa và hướng dẫn các vũ công thể hiện, biểu diễn các chương trình đó như thế nào.

2 – Giáo viên dạy múa (Dance Teacher): Dạy các điệu múa chuyên môn của họ tại các sàn tập (dance studio) hoặc có thể mở trường dạy riêng. Vũ công đủ tiêu chuẩn có thể dạy tại các trường trung cấp hoặc các trường đại học múa.

3 – Chuyên viên vũ liệu pháp (Dance Therapist): Được huấn luyện đặc biệt để sử dụng các điệu múa trong chương trình trị liệu. Những chương trình này sử dụng rộng rãi cho trẻ em, người lớn, người cao tuổi, cũng như những người có nhu cầu đặc biệt như những cá nhân có khiếm khuyết về vận động.

Yêu cầu nghề nghiệp

  • Có kỷ luật, tận tụy và kiên trì
  • Có thể hình cân đối
  • Năng khiếu phối hợp cơ bắp tốt
  • Cảm giác về nhịp điệu tốt
  • Khả năng cảm thụ âm nhạc
  • Có khả năng kỹ thuật
  • Kỹ năng diễn đạt tốt
  • Sức khỏe tổng quát tốt
  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Viết một bình luận

error: Content is protected !!