22: Chiến thuật quy hàng: Biến nhược thành cường

Khi lực đang yếu, đừng bao giờ khăng khăng chiến đấu vì danh dự, ngược lại ta nên đầu hàng. Đầu hàng xong rồi ta có thì giờ phục hồi, thì giờ chọc tức và phiền nhiễu kẻ thù, chờ cho quyền lực đối phương tàn lụi. Đừng biếu cho hắn sự khoái chí khi đánh bại ta – hãy nhanh chóng quy hàng. Khi giơ luôn má bên kia cho hắn đánh, xem như ta làm cho hắn bất ngờ và tức tối. Hãy biến sự quy hàng thành vũ khí quyền lực.

Vi phạm nguyên tắc

Đảo Melos có vị trí chiến lược giữa Địa Trung Hải. Vào thời Thượng cổ, thành phố Athens thống trị biển cả và vùng duyên hải quanh Hy Lạp, nhưng chính cư dân Sparta mới là những người đầu tiên khai hoang Melos. Vì vậy trong thời kỳ chiến tranh Peloponnese, cư dân Melos trung thành với Sparta và chống lại Athens. Năm 416 TCN phe Athens cho quân tiến công Melos. Tuy nhiên trước khi dốc hết toàn lực cho trận sống mái, họ gửi phái đoàn đến phủ dụ Melos quy hàng để trở thành đồng minh, còn hơn là chịu cảnh hoang tàn chết chóc.

”Các vị cũng biết rõ như chúng tôi,” các phai viên nói, ”rằng các chuẩn mực công lý tùy thuộc vào sự bình đẳng của quyền lực mà ta phải tuên thủ, và thật ra kẻ mạnh tùy ý hành động theo quyền lực của mình, và người yêu đành chấp nhận những gì phải chấp nhận.” Khi cư dân Melos bảo rằng như thế không phải là quân từ, phía Athens trả lời chính những ai nắm quyền lực mới định đoạt như thế nào là quân tử. Phía Melos lại lý luận rằng quyền định đoạt ấy thuộc về những vị thần, chứ không phải của loài người. ”Quan niệm của chúng tôi về thần thánh và sự hiểu biết của chúng tôi về loài người,” một phái viên Athens đáp, ”đưa chúng tôi đến kết luận rằng có một quy luật tự nhiên rất phổ quát và cần thiết, đó là hãy thống trị những đối tượng nào mình có thể thống trị.”

Nhưng Melos vẫn khăng khăng vì tin rằng Sparta sẽ đến bảo vệ họ. Phái đoàn Athens nhắc nhở rằng cư dân Sparta là những người bảo thủ và thực dụng, rằng họ sẽ không cứu giúp Melos bởi vì họ chẳng được gì mà còn có thể mất mát nhiều.

Cuối cùng khi phe Melos lại bắt đầu nói về danh dự và nghĩa cử chống lại hung tàn, đoàn Athens khuyên họ không nên chệch hướng vì cách hiểu sai lầm về danh dự: ”Danh dự thường dẫn người ta đến chỗ diệt vong khi họ phải đối mặt với một nguy hiểm hiển nhiên ảnh hưởng ít nhiều đến sự tự hào của họ. Không có gì xấu khi các vị nhượng bộ thành phố hùng mạnh nhất Hy Lạp, nhất là khi thành bang này chào mời các vị bằng những điều kiện rất chính đáng”. Cuộc thương thảo chấm dứt. Phe Melos bàn bạc nội bộ và cuối cùng quyết định tin vào sự trợ giúp của Sparta, vào ý trời, và vào đại nghĩa của họ. Họ lịch sự từ chối đề nghị của Athens.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!