Hình ảnh hoành tráng và động tác cao đạo sẽ tạo ra vầng hào quang quyền lực, vì ai ai cũng đáp ứng. Hãy tổ chức những màn hoành tráng cho người xung quanh thấy, với hình ảnh sống động, biểu tượng rực rỡ làm tôn vinh sự hiện diện của bạn. Lóa mắt vì những cảnh tượng ấy, sẽ không ai để ý xem bạn đang thực sự làm gì.
Tuân thủ nguyên tắc
Vào đầu thập niên 1780, cư dân Berlin đồn về cách chữa trị thần sầu của một bác sĩ mang tên Weisleder. Ông biểu diễn trong một căn-tin bán bia được cải tạo lại, còn bên ngoài là từng hàng dài đủ loại người, từ mù lòa đến què quặt, hoặc bất kỳ bệnh nhân nào mà y học cổ điển đã chê. Khi các bệnh nhân xác nhận rằng chữa trị bằng ánh trăng thì mọi người gọi ông là Bác sĩ Ánh trăng của Berlin.
Đến năm 1783 lại có tin đồn rằng ông đã chữa cho một bà giàu có khỏi bệnh nan y, từ đó ông trở thành siêu sao. Trước đây chỉ thấy dân nghèo Berlin rách rưới xếp hàng, giờ đây còn có bệnh nhân quần áo bảnh bao với cà dãy xa mã lộng lẫy chồ tận hoàng hôn. Dân nghèo sẽ giải thích rằng bác sĩ chỉ trị bệnh vào giai đoạn bạch nguyệt. Nhiều người rằng khẳng định họ được chữa khỏi khi bác sĩ Weisleder kêu gọi thần lực của ánh trăng.
Bên trong căn phòng rộng là hổ lốn đủ loại người, đủ mọi giai cấp và màu da, trông như cái tháp Babel thứ thiệt. Từ trên cao, ánh trăng chiếu xuyên kính cửa sổ rộng lớn. Người ta cho biết bệnh nhân được mời lên lầu, chia thành hai ngã. Nam giới sang bên trái gặp bác sĩ, nữ giới rẽ phải đến phòng của vợ bác sĩ. Mới tới chân cầu thang, bệnh nhân đã nghe tiếng rên la từ trên vọng xuống, nơi tương truyền rằng đã có người mù được chữa sáng mắt.
Chẳng hạn như có bé trai bị đau ngực, bác sĩ sẽ ẵm bé lên soi trước ánh trăng, sau đó xoa vào chỗ đau và thì thầm nhiều câu khó hiểu, cặp mắt vẫn không rời mặt trăng. Sau đó bác sĩ thu tiền và tiễn bệnh nhân ra cửa. Ở đầu bên kia, các bệnh nhân nữ khẳng định bà bác sĩ chữa trị linh nhiệm không kém ông chồng vì họ cảm thấy những cơn đau nhức đã đỡ hẳn.