Hình vẽ đồng tiền trên bãi biển

Trên  bãi biển Minh Hải ở Nhật Bản, người ta phát hiện thấy một bức vẽ đồng tiền khổng lồ. Từ việc tạo hình tiền cổ Trung Quốc cho đến những chữ rõ ràng trên đó đến mức có thể nhận ra chữ gì, khiến người ta không hiểu hình vẽ đó có ý nghĩa gì, ai trông thấy nó cũng lấy làm lạ.

Hình vẽ đồng tiền tạo cảm giác như hình nổi đó được đào cát mà đắp lên. Những người đi lại trên bãi biển tiếp cận nó đều không cảm thấy đó là một bản đồ họa, họ chỉ tưởng nhầm đó là những rãnh cát mà thôi. Nhưng khi leo lên ngọn núi trên bờ biển cúi nhìn xuống thì rất ngạc nhiên nhận r rằng, các rãnh cát đó thể hiện một bản đồ họa tiền cổ rất lớn. Tại nơi ấy bạn có thể nhận ra bức “đồ họa” hình tròn đó rất giống với một đồng tiền cổ xưa của Trung Quốc. Chính giữa vòng tròn đó là một lỗ 4 cạnh hình vuông. Ở bốn cạnh của lỗ hình vuông đó có 4 chữ “Vĩnh Khoan Thông Bảo”. Bức đồ họa hình đồng tiền này lớn đến mức nào? Người ta đã tiến hành đo đạc thực địa. Khi đo đạc, người ta lại có phát hiện mới, thì ra bức đồ họa người ta trông thấy không phải hình tròn tuyệt đối mà là một hình ô-val, có chu vi 354 mét, chiều dài Đông Tây 122 mét, chiều rộng Nam Bắc 90 mét. Khi đứng trên đỉnh núi phía Đông của nó, người ta nhìn thấy nó tròn xoe.

Vậy bức họa đồ hình đồng tiền khổng lồ đó được hình thành như thế nào? Theo truyền thuyết, năm Vĩnh Khoan thứ 10, tức năm 1633, cư dân địa phương đã đào cát tạo ra nó trong một đêm để chờ đón Long Hoàn Phan Chủ đến thị sát và nó được giữ nguyên đến ngày nay. Một truyền thuyết khác lại nói rằng, trên đỉnh núi Cầm Đàn, hồi ấy có một điện thờ thần, gọi là “Bát Phan thần cung”. Năm “Đại Bảo” thứ ba, tức năm 703, một đêm, Bát Phan đại thần đi trên một chiếc thuyền tỏa sáng, từ Vũ Tá thần cung bay xuống đất. Từ đó mới có bức họa đồ tiền đồng ấy. Từ đó người ta xây dựng ngôi thần cung ấy để cúng tế Bát Phan đại thần. Bức đồ họa bí ần cùng với truyền thuyết thần thoại ấy, khiến người ta liên tưởng đến những đồ họa khổng lồ trên đồng bằng Nasca ở Peru. Những hình vẽ khổng lồ trên cao nhìn xuống mới nhận ra được. Người ta cho rằng, đó là những kiệt tác của người Vũ Trụ. Người Trái Đất xưa thì không thể nào vẽ ra nổi. Vậy thì bức họa đồ tiền đồng, phải chăng cũng là vật kỷ niệm của người Vũ Trụ. Trong truyền thuyết, vị đại thần Vũ Tá phải chăng là người ngoài hành tinh đến từ Vũ Trụ. Thuyền tỏa sáng chở vị thần đó phải chăng là đĩa bay? Nếu vậy thì vì sao người Vũ Trụ lại đến Trái Đất mà “vẽ” nên đồ họa tiền đồng? Ngụ ý của nó là gì? Một loạt những vấn đề đó, người ta rất khó tìm được chứng cứ để làm rõ và trở lại Trái Đất để tìm lời giải từ tổ tiên xa xưa thời cổ đại. Họ lại cho rằng, đồ họa tiền đồng chỉ đơn thuần là kiệt tác của người Trái Đất. Đó là kết tinh trí tuệ tập thể của họ. Người ta suy luận rằng: Khi tạo ra kỳ tích này, người chỉ huy đã đứng trên đỉnh núi Cầm Đàn trên bờ biển, dùng cờ hiệu để chỉ huy đám đông làm việc ở bãi biển. Như vậy, đám đông được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất đã hoàn thành được hạng mục công trình to lớn đó. Chỉ có như thế, bức đồ họa họ tạo ra mới có hình bầu dục như vậy nhưng người đứng trên đỉnh núi thì vẫn thấy nó có hình tròn, càng giống với đồng tiền.

Về cách giải thích này cũng có phần hợp lý nhưng người ta còn thắc mắc là do ai tạo ra nó, để làm gì và vào lúc nào? Vì sao nó tồn tại lâu dài như vậy trên bãi biển sóng vỗ mà không bị san phẳng mất đi?

Viết một bình luận

error: Content is protected !!