Sau 35 tuổi hãy mua nhà

Cho tới gần 40 tuổi tỷ phú Kim Joong Kon mới sắm được một căn nhà cho riêng mình. Sau khi kết hôn, Kim tiếp tục ở nhà thuê. Kim không mua nhà không phải vì anh không có tiền mà trên thực tế Kim đã mua hai căn nhà ở Yong In và cả hai đều do mẹ anh đứng tên.

Phần lớn tiền mua nhà do Kim vay ngân hàng, dù rằng anh thừa khả năng thanh toán một lần. Anh trả lời rằng anh làm như thế vì muốn tận dụng triệt để các ưu đãi về thuế đối với người ở nhà thuê.

Lới trẻ tuổi 20 tin vào bầu nhiệt huyết và bộ não của mình. Họ luôn nuôi dưỡng ước mơ trở thành triệu phú cổ phiếu như Warren Buffett. Sang tuổi 30, sau khi đã có ít tiền thì họ muốn đầu tư vào bất động sản và mơ ước trở thành Donald Trump. Dù có ít hay nhiều tiền, mọi người đều cố gắng để được giàu có hơn chính họ trước đó.

Nhưng chúng ta cần chú ý rằng, trước khi đầu tư, các triệu phú trẻ luôn tạo một chỗ dựa, đó chính là ‘nhà’. Vì có ‘an cư mới lạc nghiệp’ và nhà là tài sản có thể phục hồi kinh tế khi bản thân gặp khó khăn. Tất nhiên trong trường hợp dùng nhà ở để thế chấp, các cơ quan tín dụng thường định giá nhà rất thấp so với thực tế.

Phần lớn những người chưa có nhà thường lập luận: “Với số tiền đem mua nhà, nếu đưa vào kinh doanh họ sẽ tạo ra nhiều tiền hơn và sau cùng họ mới chọn giải pháp mua nhà”. Thoạt nghe qua chúng ta sẽ thấy những điều họ nói rất có lý, bởi nếu có nhà thì người chủ nhà phải đóng thuế trước bạ, thuế bất động sản hàng năm; tiền bảo hiểm, … cũng tăng theo. Tuy nhiên triệu phú trẻ Kim Moon Kyeon lại có suy nghĩ khác hẳn:

“Khi bạn quyết tâm kiếm tiền bằng đầu tư thì điều quan trọng nhất là ổn định chỗ ở. Có như thế, tâm trạng của bạn mới được thoải mái, đầu óc của bạn cũng sẽ sáng suốt hơn trong những quyết định đầu tư quan trọng. Chưa mua được nhà mà lao vào đầu tư thì vị trí gia đình trong tâm trí bạn rất bất ổn vì chưa biết kết quả đầu tư sẽ ra sao. Theo tôi, nhất thiết phải an cư mới lạc nghiệp”.

Trong khi đó Robert Kyosaky lại cho rằng:

“Người giàu thì mua thêm tài sản còn người nghèo chỉ biết tiêu tiền. Giới trung lưu thì mua nợ và cho đó là tài sản. Đối với họ, nhà không phải là tài sản mà là một khoản nợ”.

Tuy nhiên, ý kiến này hoàn toàn không đúng với tình hình thực tế ở Hàn Quốc. Từ ngày thoát khỏi ách thống trị của người Nhật, tốc độ tăng giá nhà ở Hàn Quốc bao giờ cũng cao hơn tốc độ tăng giá của hàng hóa và tiền lương. Tỷ suất lợi nhuận hàng năm của hoạt động kinh doanh bất động sản (12,2%) luôn cao hơn tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu (8,0%). Đối với người Hàn Quốc, ngôi nhà mang lại cảm giác an toàn và đóng vai trò trụ cột về tài chính. Nhà là chỗ dựa, là “thời gian” giúp bạn phục hồi sức lực.

Nếu lời khuyên “Trước 35 tuổi hãy mua nhà bằng tên người khác!” là đúng thì các triệu phú Hàn Quốc đã làm thế nào khi hầu hết đều có nhà cửa khi tuổi đời còn rất trẻ? Họ có chiến lược gì đặc biệt trong việc mua nhà?

Kim Joong Kon kết hôn ở tuổi 20 và mười năm sau đó, anh vẫn thuê nhà ở. Mãi sau 35 tuổi anh mới mua một căn nhà và chấm dứt cuộc sống ở nhà thuê. Lý do rất đơn giản: các cặp vợ chồng trên 35 tuổi chưa có nhà ở bảo đảm sẽ có cơ hội ưu tiên mua căn hộ mới trong vùng quá nhiệt đầu cơ ở Seoul. Đây chính là một trong những phương cách đầu tư hiệu quả nhất và thường được các triệu phú trẻ tận dụng triệt để.

Theo đó, cho dù có đủ tiền mua nhà, họ vẫn vay nợ ngân hàng nhằm tránh sự điều tra của cơ quan thuế về nguồn gốc thu nhập. Cục thuế sẽ căn cứ vào nghề nghiệp, tuổi tác, thu nhập, tình hình tài chính, v.v. của người mua nhà để công nhận việc mua nhà. Trường hợp không được cục thuế công nhận hay không giải trình được nguồn gốc tài sản thì người mua nhà phải đóng thêm thuế gọi là thuế điều tiết bổ sung.

Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ việc vay tiền ngân hàng vì mục đích đối phó cơ quan thuế, nhất là số tiền vay và ngày tháng vay phải khớp với ngày tháng hợp đồng, các kỳ thanh toán và số tiền mua nhà.

Một thủ thuật nữa mà các triệu phú trẻ Hàn Quốc sử dụng là “mua nhà hôm nay cho ngày mai”. Ví dụ ở Seoul, một căn hộ rộng 24 pyoung ở khi Samsung, quận Kang Nam Ku có giá 577 triệu 500 ngàn won vào tháng 11 năm 2004. Một năm sau, tháng 11 năm 2005, căn hộ này có giá 585 triệu won. Căn hộ càng rộng thì chênh lệch giá theo thời gian càng cao. Cho nên, một người muốn chuyển sang căn hộ rộng hôn thì càng phải tích lũy lâu hơn. Đặc biệt ở Seoul, do tình hình cung không đủ cầu nên giá cả các căn hộ rộng luôn rất “nóng”. Từ 20 tuổi, 30 rồi sang 40, do dân số ngày càng tăng và khả năng tài chính của dân cư tăng dần nên việc chuyển đổi chỗ ở đến những căn hộ rộng hơn là một nhu cầu đương nhiên.

Đó là lý do các triệu phú trẻ sử dụng sáng tạo chiến lược đầu tư “mua nhà hôm nay cho ngày mai”.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!