Ông chủ giỏi luôn học từ sai lầm. Ông chủ dưới đây chắc chắn đã làm như vậy.
Công ty mà anh đang làm việc rất thận trọng khi tuyển dụng bộ phận bán hàng. Họ tin rằng thành công có liên quan trực tiếp đến chất lượng của bộ phận bán hàng. Họ ưu tiên hàng đầu những hồ sơ tuyển dụng xuất săc và đầu tư cả thời gian quản lý cũng như tiền bạc cho chương trình đào tạo quy mô lớn. Thành công của chương trình đào tạo cũng đồng nghĩa với thành công trên thương trường. Thành công trên thương trường sẽ cấp vốn cho những sản phẩm mới, loại bỏ sự cạnh tranh và kích thích giá cổ phiều. Bởi vậy, sự tham gia và học hỏi tích cực từ phía học viên không chỉ là một kỳ vọng mà còn là một yêu cầu trong văn hóa công ty. Đào tạo là chiến lược thành công của công ty này. Họ đã chơi và giành phần thắng (như cách mỗi công ty và ông chủ nên làm).
Vào buổi chiều ngày thứ tư trong chương trình đào tạo, một ọc viên nhận được điện thoại của bạn thân thời đại học. Anh bạn mời mọc: “Tối nay có bữa tiệc lớn đấy. Chỉ cách chỗ cậu 100km. Nhìn xem, cậu đã vất vả thế nào. Cậu đăng ký vào trường đào tạo sau đại học và nhơ xem đã từng có chương trình đào tạo nào cam go đến thế chưa. Cậu dường như làm bài tập về nhà trong trạng thái ngủ gật. Suốt ngày chỉ có công việc và không biết đến giải trí, … Cậu xứng đáng được nghỉ ngơi. Cuộc đời ngắn lắm. Nhậu đi!” Và ngày hôm đó, chàng trai trẻ đồng ý tới dự tiệc và nhậu say bí tỉ.
Việc thực tập sinh bộ phận bán hàng vắng mặt vào buổi giao ban lúc 7 giờ 30 phút sáng hàng ngày ngay lập tức gây sự chú ý. Vào lúc 9 giờ, anh gọi điện lịch sự báo ốm và giải thích (Tôi bị sốt nhẹ khiến cho lượng bạch cầu tăng). Buổi trưa, khi vừa đến trung tâm đào tạo, người ta gửi bản thông báo mời anh lên gặp phó giam đốc phụ trách bán hàng ngay lập tức.
Phó giám đốc tỏ ra lo lắng cho nhân viên. Anh cảm thấy ổn không? Anh có muốn gặp bác sĩ không? Sao anh không tới bệnh viện? Lẽ ra anh phải đi xét nghiệm máu chứ? Anh c1o chắc có thể tiếp tục khóa học này không? Anh dự định bù vào buổi nghỉ như thế nào?
Ngày cuối cùng của chương trình đào tạo, chàng trai nọ nhận được một thông báo khác. Lần này là mời đến gặp giám đốc địa phương trên đường tới địa phận bán hàng được giao. Vị giám đốc địa phương đi thẳng vào vấn đề: “Tôi đã cân nhắc việc sa thải anh. Cách anh cư xử trong đợt huấn luyện khó có thể chấp nhận. Chẳng ai bỏ lỡ nửa này đào tạo quý giá trong công ty này. Anh có muốn biết tại sao rôi không sa thải anh không?”
Người thực tập sinh trẻ đang trong cơn xúc động lễ phép gật đầu: “Tôi không sa thải anh bởi vì người bỏ lỡ buổi tập huấn không phải là người tôi đã tuyển. Người tôi tuyển là một người tài năng. Người tôi tuyển phải có một năng lực tuyệt vời. Người tôi tuyển chắc chắn là người chiến thắng, không phải là kẻ thua cuộc. Anh phải quyết định anh sẽ là loại người nào. Anh có thể bước vào thương trường và để lộ sơ suất khi đi chào hàng, anh có thể đến trễ hay vắng mặt, và chẳng ai biết đến anh. Hoặc anh bước vào thương trường và làm nên một điều xuất chúng. Và nếu như anh làm được điều này, tôi đảm bảo rằng anh sẽ tạo được danh tiếng. Đó là lựa chọn của anh. Và hãy vào cuộc từ bây giờ.”
Từng giờ trôi qua trên chuyến đi đường dài, đơn độc ngang qua vùng đất tới địa điểm công tác mới, quyết tâm của chàng trai trẻ càng lớn. Anh quyết tâm bán được nhiều sản phẩm hơn định mức của công ty. Năm đầu tiên, anh giành giải thưởng “Tân binh xuất sắc của năm”. Năm tiếp theo là giải “Nhân viên bán hàng xuất sắc”. Và ở tuổi 23, anh trở thành CEO.
Hãy học từ sai lầm, đó là cách ông chủ vĩ đại luôn làm.