Ông Tổ nghề gò đồng

Tổ nghề Gò đồng làng Bưởi: Nguyễn Công Truyền

Gò đồng là một trong những nghề khá lâu đời ở nước ta. Khác với nghề đúc đồng, gò đồng chủ yếu làm những đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm, chậu … Đó là những vật dụng quen thuộc mà dân ta trước kia thường dùng.

Theo các tài liệu địa phương thì nghề đồng do Nguyễn Công Truyền dạy cho dân từ đời Lý (1010). Ông sinh năm 989 và mất năm 1060. Từ 6 tuổi ông đã theo gia đình vào Thanh Hòa học được nghề đồng Đại Bái. Năm 25 tuổi ông giữ chức Đô úy. Năm 30 tuổi ông về quê là Văn Lãng dạy dân làm nghề và đổi tên làng là Đại Bái.

Do đó, mọi người theo nghề đã tôn ông là Đại bái tiên sư. Làng Đại Bái là một làng nhỏ của huyện Gia Lương (Hà Bắc) có tên nôm là làng Bưởi.

Tổ nghề Gò đồng làng Vó: Nguyễn Công Nghệ

Sự tích về ông Nghệ không thấy lưu truyền, chỉ biết hiện nay vào tháng 10 hằng năm ở Bắc Ninh có Hội Vó ở xã Quảng Phú – Long Tài. Trong hội, ngoài tế lễ Nguyễn Công Nghệ còn có nhiều trò vui như múa sư tử, bơi bắt vịt, chọi gà, ..; hát tuồng, chèo…

Kinh nghiệm nghề gò đồng

Trong quá trình làm nghề người ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu: Đồng dong, khuôn chín, dậu đổ đầy, nhìn kèo, trông khói, không nói, nghe thanh. 

Họ bảo nhau khi làm đất năn khuôn:

Đất vừa là xé dọc tơ

Đất non dễ nứt chỗ đưa vào lò.

Trong nghề gò đồng thì việc nấu đồng rất quan trọng, đặc biệt là lúc bắc lò chuẩn bị. Sau khi có đầy đủ nguyên liệu thì người ta chọn giờ tốt bắt đầu việc nấu. Khi nấu xong, đồng đã chảy có thể đem ra đánh dát.

Truyền thuyết còn kể rằng, ngày xưa làng Đại Bái còn làm được nồi đồng dọc rất được mọi người ưa dùng. Loại đồng dọc nhẹ, bền và dẫn nhiệt nhanh. Nếu thủng, chỉ cần cắt một miếng đồng con rồi vá vào dễ dàng. Còn có loại đồng điếu (loại đồng đỏ) có khi dùng cả đời không hỏng.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!