Thánh Tản Viên – Bách nghệ Tổ sư Việt Nam

Giới thiệu

Trong tâm thức dân gian của người Việt, đứng đầu “Tứ bất tử”, đệ nhất phúc thần – biểu tượng cho sự trường tồn, bất diệt của dân tộc ta là Thánh Tản Viên (còn gọi là Tản Viên sơn thánh, Sơn Tinh, Thanh Sơn đại vương).

Sự tích Thánh Tản Viên đã phản ánh sức mạnh lớn lao của người Việt trong cuốc chiến đấu thắng lũ lụt. Không những thế, trong tâm thức dân gian, Thánh Tản Viên còn là một con người vẹn toàn, có công giữ nước và làm được nhiều điều ích nước lợi dân.

Ngoài việc giúp vua Hùng giữ được vẹn toàn lãnh thổ, Thánh Tản Viên còn dạy dân ta làm ra lửa, làm ruộng, mở hội, săn bắt, kéo vó, dệt lụa … nên được nhân dân từ ngàn xưa tôn là “Bách nghệ Tổ sư của nước Nam”.

Truyền thuyết Thánh Tản Viên

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:

“Cuối thời Hùng Vương, nhà vua có người con gái gọi à Mỵ Nương, nhan sắc rất xinh đẹp. Nhà vua muốn tìm người xứng đáng để gả, mới nói rằng:

– Đứa con gái này là giống Tiên, cho nên chỉ ai đủ tài đức ta mới cho làm rể.

Bấy giờ, có hai người cùng vào lạy dưới sân xin cầu hôn. Nhà vua lấy làm lạ, hỏi thì họ thưa rằng, một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh, đều là ở trong cõi của nhà vua cả. Nay nghe tin nhà vua có thánh nữ, bèn đánh bạo tới xin chờ mệnh vua.

Vua hạ lệnh cho hai người, rằng đến ngày hôm sau, ai đem đủ sính lễ tới trước thì sẽ gả con cho người ấy. Hai người nghe xong, lạy ta rồi ra về.

Hôm sau, Sơn Tinh đem các thứ châu báu bạc vàng cùng chm rừng thú núi tới dâng. Nhà vua y hẹn, gả con gái cho Sơn Tinh. Sơn Tinh đón vợ về trên đỉnh cao của núi Tản Viên. Thủy Tinh cũng đem sính lễ đến, nhưng muộn hơn, bèn kéo mây làm mưa, dân nước tràn ngập, rồi đem các loài thủy tộc đuổi theo.

Nhà vua cùng Sơn Tinh lấy lưới sắt chắn ngang khu vực thượng lưu sông Từ Liêm (tức khúc sông Hồng, chảy qua Chèm, ngoại thành Hà Nội) để ngăng lại. Thủy Tinh lại theo sông khác, từ vùng Lỵ Nhân vào chân núi Quảng Oai, rồi men sông Hát và tràn ra sông Lớn (tức sông Hồng) mà ngoặt sang sông Đà để đánh lên Tản Viên.

Ở đâu Thủy Tinh cũng đào vực, đào chằm để chứa nước hòng đánh úp Sơn Tinh. Sơn Tinh có phép thần biến hóa, sai người đan tre thành hàng rào chắn nước, lấy cung nỏ bắn xuống, khiến cho các loài thủy tộc đều bị trúng tên mà chạy trốn. Rốt cuộc, Thủy Tinh không sao xâm phâm được núi Tản Viên.

Tục truyền, từ đó Thủy Tinh đời đời thù oán, hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh”.

Thờ cúng Thánh Tản Viên

Hiện nay, Thánh Tản Viên được nhân dân thờ phụng chu đáo qua nhiều đền miếu. Có thể kể đến đền thờ Thánh Tản Viên thuộc xã Trung Hưng, Sơn Tây. Lễ hội được tổ chức ba năm một lần vào ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch).

Đền thờ Thánh Tản Viên ở núi Ba Vì

Viết một bình luận

error: Content is protected !!