Mục đích cuối cùng của cá nhân hay tổ chức khi xây dựng một website là để tiếp cận đến những đối tượng khác hàng mục tiêu. Để đạt được mục tiêu này người thiết kế – vận hành website luôn phải chú ý tới giao diện bề mặt và các kỹ thuật bên trong tương ứng (front and back).
Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn 60 Thủ thuật tăng hiệu quả SEO cho website.
Các thủ thuật được chia thành 8 nhóm kỹ thuật lớn để các bạn dễ theo dõi và thực hành.
I – Cấu trúc liên kết (Link Structure)
1. Sử dụng URL thân thiện có chứa từ khóa quan trọng cho mỗi loại sản phẩm.
2. Cân nhắc thật cẩn thận khi tạo các chuyên mục (categories) và sử dụng cấu trúc tre-like link.
3. Hãy sử dụng cấu trúc “example.com/product1“, không nên sử dụng cấu trúc “example.com/cart1/product1” nếu như website có nhiều chuyên mục. Vì nếu bạn chọn cấu trúc sau sẽ dễ dẫn đến trường hợp trùng nội dung (duplicate content).
4. Tạo liên kết trực tiếp từ trang chủ đến trang con có chứa những sản phẩm bán tốt nhất.
5. Theo dõi việc trùng nội dung cho những sản phẩm có khác biệt nhỏ (màu sắc, kích cỡ, …)
6. Loại bỏ tất cả những link hỏng bằng cách sử dụng các công cụ kiểm tra cấu trúc link.
II – Tối ưu hóa On Page
7. Nghiên cứu từ khóa và tìm hiểu khách hàng tìm kiếm sản phẩm của mình bằng cách nào.
8. Sử dụng tiêu đề hấp dẫn và độc đáo.
9. Kiểm tra su hướng trong lĩnh vực hàng hóa của mình các kiểu từ khóa được ưa chuộng nhất.
10. Không nên sử dụng những miêu tả chung chung cho sản phẩm bằng các thông tin của nhà sản xuất để tránh trùng lập nội dung. Hãy viết những miêu tả thật ý nghĩa, hay, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cho những sản phẩm bán chạy nhất, đang thịnh hành nhất.
11. Tối ưu hóa pages cho những từ khóa mục tiêu và kiểm tra Keyword Rank với Keyword Analyzer Tool.
12. Không tạo những trang nội dung ít và những trang không cần thiết tránh bị phạt bởi thuật toán Panda.
13. Tạo Snippets thật tốt để tăng tỷ lệ CTR.
14. Sử dụng schema.org để gán nhãn cho chi tiết của sản phẩm và giá.
15. Cập nhật nội dung, luôn giữ được độ freshness của website.
16. Tối ưu hóa hình ảnh để tăng traffic từ tìm kiếm images.
III – Tạo dựng liên kết (Link Building)
17. Sử dụng anchor text mục tiêu bằng cách sử dụng từ khóa trên title của mỗi sản phẩm, chuyên mục.
18. Phân tích chiến dịch xây dựng link từ đối thủ của bạn và cố gắng tạo được link chất lượn từ nguồn như các đối thủ.
19. Sử dụng text link liên kết giữa các sản phẩm và loại sản phẩm.
20. Xây dựng link trỏ đến các trang landing pages, không nên trỏ tất cả link về home pages.
IV – Thiết kế giao diện
21. Sử dụng thuộc tính “call to actions”, tạo chúng thật rõ ràng và đặt ở những vị trí quan trọng trên pages.
22. Tạo website thật gần gũi với người dùng, hấp dẫn và thiết kế chuyên nghiệp.
23. Sử dụng “Security badges” như McAfee, VeriSign, … để tạo độ tin tưởng cho người dùng.
24. Không làm cho người dùng cảm thấy bối rối với quá nhiều lựa chọn, hãy tạo những điểm nhấn nhất định và rõ ràng.
25. Tạo những chức năng tiện ích như: “add to wishlist”, “subcribe to” để tạo được tương tác với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
26. Sử dụng nhiều hình ảnh và video cho những sản phẩm bán chạy nhất.
27. Chắc chắn rằng website có thể chạy tốt trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau.
28. Rút gọn quá trình check out và payment sao cho đơn giản nhất để tăng tỷ lệ CTR và hạn chế những đơn hàng mất do quá trình check out quá phức tạp.
29. Rút ngắn thời gian load website bằng cách tối ưu hóa kích thước của css.js.images và sử dụng caching của máy.
V – Kiến trúc website
30. Thật cẩn thận trong việc chọn platform cho website để đảm bảo tất cả các tính năng cần thiết, tương thích công nghệ hiện hành, cập nhật … và SEO hiệu quả.
31. Tạo HTML và XML sitemap để submit lên SEs.
32. Hạn chế sử dụng flash, Ajax, …. các công nghệ làm website không gần gũi với SEO ở những trang quan trọng.
33. Không dùng session IDs trong URLs.
34. Sắp xếp sản phẩm sao cho phù hợp nhất, đảm bảo những sản phẩm tốt nhất, bán chạy nhất ổ bên trên.
35. Tạo RSS feed.
36. Tạo công cụ tìm kiếm với nhiều lựa chọn khác nhau trên website để thuận tiện cho khách hàng.
VI – Liên kết mạng xã hội và xúc tiến thương mại (Social Media & Promotion)
37. Tạo các nút liên kết đến các trang mạng xã hội tại những vị trí chiến lược trên website.
38. Sử dụng chức năng reviews và rating sản phẩm.
39. Tổ chức các cuộc thi để tạo điểm nhất cho công ty.
40. Tạo blog trong website và post những reviews tốt cho những sản phẩm bán chạy nhất.
41. Sử dụng quảng cáo theo hình thức PPC trên thị trường mục tiêu.
42. Sử dụng chiến dịch Emial Marketing và luôn luôn giữ liên lạc với khách hàng.
43. Đăng ký với Google Merchant Center để sản phẩm của bạn có thể xuất hiện trên Google Product Search.
44. Thực hiện tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) để thúc đẩy bán hàng.
45. Không sử dụng các phương pháp spam để thúc đẩy tương tác trên website.
VII – Giám sát
46. Quan sát hành động của người dùng, các xu hướng tương tác của người dùng trên website.
47. Xác định nguồn khách hàng tiềm năng, khéo léo lấy feedback và reward bằng việc giảm giá.
48. Xác định xu hướng và sản phẩm bán chạy nhất.
49. Tập trung trên tỉ lệ chuyển đổi và tạo những thay đổi cần thiết để tăng hiệu quả bán hàng.
50. Tạo và thử nghiệm nhiều phương pháp để tăng những hiểu biết về khách hàng và bán hàng.
VIII – Off Pages và các biện pháp khác.
51. Quyết định website của bạn sẽ hỗ trợ những ngôn ngữ nào và ngôn ngữ gì là mặc định. Tạo URL khác màu cho các ngôn ngữ khác nhau, không sử dụng cookies cho việc này.
52. Chọn tên domain và TLD để gia tăng hiệu quả SEO.
53. Chọn lựa web hosting, cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất.
54. Quyết định phương thức để sử dụng GEO mục tiêu.
55. Đảm bảo website của bạn có thể duyệt trên mobile,
56. Gợi ý các sản phẩm tương tự cho khách hàng.
57. Cung cấp nhiều phương pháp thanh toán khác nhau.
58. Cung cấp nhiều phương thức vận chuyển, phạm vi vận chuyển rộng.
59. Sử dụng robot.txt để định hướng spiders, không cho truy cập vào những chức năng không cần thiết như Add to Basket, complete purchase,…
60. Tạo các chương trình khuyến mãi và trang thương hiệu để thúc đẩy công suất bán hàng.
Chúc các bạn thành công!