Lời khuyên khi đi phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn có thể sẽ rất căng thẳng. Chúng thường được so sánh với các cuộc hẹn không báo trước. Bởi vì ứng viên hoàn toàn không biết gì về người sẽ phỏng vấn họ. Do đó, bạn càng chuẩn bị kỹ thì cuộc phỏng vấn càng có nhiều khả năng thành công. Vì vậy nếu bạn dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng về tổ chức/ công ty bạn muốn tham gia, mức độc phù hợp với công việc thì cơ hội có việc làm của bạn sẽ càng cao.

Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm những bí quyết để giúp bạn gây ấn tưởng tốt với nhà tuyển dụng.


Trước cuộc phỏng vấn

Bạn hãy nghĩ và trả lời về hai câu hỏi cơ bản sau:

  1. Tôi đã biết những gì về công việc này?
  2. Tôi cần tự giới thiệu những thông tin gì với nhà tuyển dụng?

Ngoài ra, để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, bạn hãy tập trả lời một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp, chẳng hạn như:

  • Tại sao bạn muốn làm việc trong công ty của chúng tôi?
  • Bạn có thể đóng góp những gì cho công ty chúng tôi?
  • Bạn thuộc kiểu người nào?
  • Tại sao tôi nên nhận bạn?
  • Bạn có điểm nào nổi trội so với những người khác cũng đang ứng tuyển vào vị trí này?

Bạn có thể chuẩn thêm một số câu hỏi khác nữa ở các trang tuyển dụng hay hỗ trợ tìm việc làm. Điều quan trọng là bạn phải nắm bắt được trọng tâm câu hỏi và đưa ra câu trả lời tốt nhất dựa trên những thông tin bạn đã rìm hiểu.

Thông thường, một người phải trải qua bảy cuộc phỏng vấn thì mới thật sự cảm thấy hoàn toàn thoải mái trước nhà tuyển dụng. Đó là lý do tại sao bạn nên tập phỏng vấn nhiều lần trước khi tiếp cận mục tiêu của bạn.


Trong cuộc phỏng vấn

Các chuyên gia về nhân sự cho biết họ có thể đánh giá người tìm việc trong một hai phút đầu của cuộc phỏng vấn. Thời gian còn lại được dùng để kiểm chứng lại nhận định ban đầu. Dưới đây là một vài nhân tố quyết định ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng khi tham dự phỏng vấn:

  1. Bạn có đến đúng giờ không?
  2. Ánh mắt của bạn có tỏ ra sợ hãi không?
  3. Cái bắt tay của bạn có “chất lượng” thế nào?

Bằng cách chú ý đến các biểu hiện bên ngoài của bạn, người tuyển dụng có thể ước đoán tính cách của bạn, chẳng hạn:

  • Bạn thân thiện, dễ hòa đồng hay thích sống khép kín
  • Bạn quan tâm đến mọi người hay chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân
  • bạn có thật sự hài lòng với cuộc sống hay vẻ ngoài bình thản kia chỉ là lớp vỏ che đậy sự bất mãn bên trong
  • Bạn tích cực hay thụ động
  • bạn sẵn sàng công hiến hay chỉ biết nhận về
  • bạn có tinh thần trách nhiệm với công việc hay không

Nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến thái độ cũng như những phản ứng của bạn. Trong nhiều trường hợp, thái độ còn quan trọng hơn cả kỹ năng, vì nó cho thấy sự nhiệt tình của bạn đối với công việc, cách ứng xử của bạn với người khác. Nên nhớ rằng một người ít kinh nghiệm nhưng có thái độ tốt luôn được đánh giá cao hơn người có nhiều kinh nghiệm nhưng kỹ năng ứng xử kém.

Tỷ lệ sự chú ý của nhà tuyển dụng đối với ứng viên như sau:

 1 – Lời nói (7%): hãy lựa chọn ngôn từ cẩn thận. Bằng nhiều cách khác nhau, hãy giải thích các kỹ năng, kinh nghiệm, khóa đào tạo phù hợp với công việc đang ứng tuyển.

2 – Giọng nói (38%): Đừng uống quá nhiều cà phê trước cuộc phỏng vấn. Nếu bạn hồi hộp, lo lắng và giọng nói trở nên quá cao và gây ra ấn tượng không tốt.

3 – Ngôn ngữ cử chỉ (55%): cách bắt tay, tư thế ngồi, cử động của bàn tay, vẻ mặt, ánh mắt. Những điều này mới chính là biểu hiện rõ ràng nhất con người thật của bạn. Vì vậy, lời khuyên là: nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn nhưng đừng nhìn quá lâu; tiết chế các hành động vô thức, kiểm soát ngôn ngữ cơ thể trong chừng mực nhất định.

Bạn có thể ngạc nhiên nhưng thực tế là các nhà tuyển dụng cũng lo lắng không kém bạn. Họ không muốn đưa ra những quyết định sai lầm. Hãy biến nỗi lo của họ thành lợi thế của bạn nếu bạn giúp họ cảm thấy thoải mái và thỉnh thoảng đặt câu hỏi ngược lại. Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn củng cố nhận định đây có phải là công việc phù hợp hay không.

Các câu hỏi bạn có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng, có thể là:

  1. Công việc nầy bao gồm những nhiệm vụ gì?
  2. Các kỹ năng mà một nhân viên hàng đầu trong lĩnh vực này cần có?

Hãy lắng nghe câu trả lời của nhà tuyển dụng để bạn có các quyết định sau cuộc phỏng vấn.


Những điều cần tránh khi đi phỏng vấn

  • Đến trễ giờ
  • Vệ sinh cá nhân không tốt
  • Sử dụng quá nhiều nước hoa
  • Trang phục không phù hợp
  • Không giao tiếp bằng mắt
  • Phát âm không chuẩn tên người phỏng vấn
  • Khiếm nhã
  • Bắt tay lỏng lẻo
  • Dây ipod hay MP3 vẫn còn trên cổ
  • Không tắt điện thoại

Sau cuộc phỏng vấn

Khi bạn nghe nhà tuyển dụng trả lời các câu hỏi, bằng trực giác bạn hãy suy nghĩ nhanh.

  1. Mình có muốn làm việc với những người này hay không?
  2. Liệu mình có đủ khả năng đảm nhận công việc này không?
  3. Nếu đây đúng là công việc mơ ước, liệu mình có thể chứng minh với nhà tuyển dụng rằng mình sẽ mang lại những đóng góp khác biệt mà những nhân viên chính thức ở vị trí này chưa làm được?

Bạn cũng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng khi phỏng vấn kết thúc và một email cảm ơn chính thức sau đó. Lá thư cảm ơn ngắn gọn và đúng chuẩn (nhớ kiểm tra lỗi chính tả trước khi gởi).

Sau đó là chờ đợi, thông thường kết quả sẽ trong vòng vài ngày tùy thuộc vào qui mô của công ty.

Chúc bạn may mắn.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!