Thành công với 9 kỹ năng mềm cơ bản

Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là cá tính đặc biệt. Chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người xin hòa giải xung đột, v.v.

 Với 9 kỹ năng dưới đây sẽ hỗ trợ bạn trẻ nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống.

1 – Lạc quan

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “Hãy nhìn cốc nước đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã với đi một nửa.”

Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

2 – Hòa đồng với tập thể

Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

3 – Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

  • Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
  • Đừng tỏ ra bồn chồn
  • Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ
  • Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề
  • Phát âm một cách chính xác
  • Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường
  • Biết lắng nghe đúng lúc.

4 – Tự tin

Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương rất quan trọng thì việc thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém.

Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để thể hiện sự tự tin của mình.

5 – Sáng tạo

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

6 – Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời việc có khả năng nhận những đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.

Ở chiều ngược lại, khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.

7 – Làm việc độc lập và có ý thức trách nhiệm

Trong môi trường công sở, bạn nghĩ rằng sẽ luôn luôn có người “giám sát hay thay dõi” mỗi bước chân, mỗi việc làm của bạn?

Thật ra thì đó là điều cấp cao “ghét” nhất khi phải làm thế. Và họ luôn thích tuyển dụng và làm việc với người “có khả năng làm việc độc lập và có ý thức trách nhiệm”.

Làm việc độc lập mang ý nghĩa rằng bạn chù động thực hiện công việc được giao dựa theo yêu cầu và tiến độ được giao. Bạn chủ động lập kế hoạch làm việc cho mình, liên hệ với các đồng nghiệp, đối tác hay khách hàng mà không cần ai phải hối thúc, giám sát.

8 – Tổ chức tốt

Trong công việc và đời sống, hiếm khi bạn chỉ có một nhiệm vụ mà luôn có rất nhiều việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định.

Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian là chìa khóa để bạn hoàn thành công việc ở công ty, gia đình và các mối quan hệ khác.

Hãy bắt đầu bằng việc ghi ra danh sách những công việc cần làm trong ngày (hoặc trong tuần) và các ưu tiên để hoàn thành. Sau cùng là quyết tâm hoàn thành từng việc đúng thời gian dự định.

9 – Định hướng tương lai

Bạn có để ý rằng nhà tuyển dụng hay hỏi về “định hướng công việc hay năm năm sau bạn sẽ như thế nào?”. Đây là điều bạn cần tự hỏi mình và trả lời để có cái nhìn dài hạn về cuộc sống mà mình muốn có, con người mà mình sẽ trở thành. Chuyện này rất quan trọng, phải không?

Viết một bình luận

error: Content is protected !!