Mô hình số 28: Phân tích DuPont

1. Tổng quan

Phân tích DuPont có thể được dùng để minh họa các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng như thế nào tới các chỉ số tài chính quan trọng như tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn sử dụng (ROCE), tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) hay tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong khi các tỷ suất này có thể được tính toán bằng các công thức đơn giản, mô hình giúp hiểu biết sâu sắc hơn về các yếu tố cơ sở tạo nên các tỷ suất này. Điều này có vẻ giống như việc phân tích độ nhạy ở khía cạnh mô hình cho phép dự báo các ảnh hưởng khi có biến đổi của mộ hay nhiều biến số đầu vào.

Công cụ này được biết đến nhiều trong quản lý mua hàng vì cho thấy tác động của hiệu quả mua hàng lên khả năng sinh lợi.

2. Sử dụng khi nào

Mô hình có thể được sử dụng bằng nhiều cách. Đầu tiên, nó có thể được dùng làm cơ sở so chuẩn (xem Mô hình 22), tức là so sánh các công ty khác nhau trong cùng một ngành để trả lời câu hỏi tại sao một số công ty tạo ra siêu lợi nhuận so với các công ty tương tự. Tiếp theo, nó có thể được dùng để dự báo tác động của các hoạt động quản lý có thể được thực hiện.

Phân tích DuPont sẽ cho thấy sự khác biệt lớn giữa các ngành. Nếu nhìn vào tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lớn có thể do ”hiệu quả hoạt động” hoặc do ”hiệu quả nguồn vốn”. Các ngành quay vòng nhanh (ví dụ ngành bán lẻ) thường gặp lợi nhuận biện thấp, hệ số quay vòng tài sản cao và hệ số tăng vốn trung bình. Các ngành khác, như thời trang, phụ thuộc vào lợi nhuận biên cao. Trong khu vực các ngành tài chính, ROE chủ yếu được xác định bởi đòn bẩy cao: thu được lợi nhuận cao với tài sản có giá trị tương đối thấp. Việc lựa chọn cẩn thận đối tượng so sánh là rất cần thiết khi phân tích cách thức cải thiện khả năng sinh lợi của một công ty đặc thù.

3. Sử dụng như thế nào

  1. Nhập thông tin cơ bản vào mô hình. Đặc biệt, xác định thông tin về doanh thu, nợ không lãi, tổng chi phí, vốn chủ sở hữu, các tài sàn lưu động và không lưu động.
  2. Tính toán các tham số khác bằng cách sử dụng các công thức trong hình trên. Việc này giúp bạn có một cái nhìn cơ bản về khả năng sinh lợi hiện tại.
  3. Xác định những khả năng cải thiện có thể được thực hiện và ảnh hưởng của chúng tới chi phí, doanh thu và tài sản. Tác động của một biện pháp (những cải thiện tiềm năng) có thể được tính toán và sử dụng làm đầu vào của mô hình trong khi ô hình thể hiện tác động tới ROCE, ROA và ROE.
  4. So sánh các hành động khác nhau có tiềm năng cải thiện hiệu quả trên cơ sở chú ý nguồn đầu tư cần thiết (thời gian, tiền bạc và áp lực lên tổ chức) và tác động của chúng tới khả năng sinh lợi.

Nên:

  • Phân tích các đối tượng tương đồng để xác định họ tạo ra ROCE, ROA và ROE như thế nào. Tính toán này sẽ cho thấy phần nào cần được cải thiện.
  • Phân tích các tham số nào cần thiết cho việc cải thiện khả năng sinh lợi.

Không nên:

  • Đây không phải là công cụ giúp ra quyết định. Việc so sánh tác động của một hành động cải thiện chỉ là bước đầu tiên. Thường sẽ cần thêm một phân tích chi tiết để đánh giá kết quả khả thi của các hành động cải thiện.
  • Không coi nhẹ các vấn đề phi tài chính mô hình không đề cập.

4. Kết luận

Phân tích DuPont giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, xác định những nhân tố này chỉ là một phần của câu chuyện. Bước tiếp theo là tìm ra những hành động phù hợp sẽ cải thiện khả năng sinh lợi. Quản lý hoạt động cải thiện này trong thực tế là một nhiệm vụ đầy thách thức. Phân tích căn nguyên Phân tích Pareto (Mô hình 57) có thể giúp xác định hành động nào phù hợp. Thẻ điểm cân bằng (bao gồm các chỉ báo hiệu quả chính yếu) cũng có thể được sử dụng để đo lường sự tiến bộ của một công ty theo các tham số quan trọng (Mô hình 49). Tuy nhiên, phân tích DuPont chỉ tập trung vào các biến số tài chính, không bao gồm các nhân tố quan trọng khác như động lực của nhân viên chẳng hạn, trong khi các nhân tố phi tài chính này thường lại rất quan trọng.

5. Tham khảo

1 – Bodie, Z., Kane A and Marcus, A. J. (2004) – Essentials of Investments, 5th edition: 458-9. New Pork: Irwin McGraw-Hill.

2 – Groppelli, A. A. and Nikbakht, E. (2000) Finance, 4th edition: 444. New York: Barron”s Education Series.

3 – Ross, S. A., Westerfield, R. and Jaffe, J. (1999) – Corporate Finance, 5th edition. Maidenhead: McGraw-Hill.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!