Mô hình số 29: Định giá tại cổng nhà máy

1. Tổng quan

Định giá tại cổng nhà máy (FGP) là một phương pháp bổ sung kho hàng hiện đại nhằm loại bỏ các chi phí vận chuyển không cần thiết và cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng. Nó đòi hỏi nhà bán lẻ yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm ở “giáo giao tại cổng nhà máy”, tức là chi phí sản phẩm không bao gồm chi phí  giao nhận tới tay nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ sau đó chịu trách nhiệm hoặc kiểm soát việc tái bổ sung kho hàng và nhận sản phẩm từ nhà cung cấp khi cần. Ở phương thức tái bổ sung này, nhà bán lẻ không còn phải trả phí vận chuyển cho nhà cung cấp (hoặc cho một nhà cung cấp dịch vụ giao vận thứ ba nào đó), vì hàng hóa được mua ngay “tại cổng nhà máy”.

FGP cho phép hai khả năng tiết kiệm chi phí trong chuỗi cung ứng. Thứ nhất, nhà bán lẻ tiếp cận được với toàn bộ sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, mà chi phí vận chuyển và lưu kho là phần bù đắp cho lợi thế của việc giao vận kết hợp. Nhà bán lẻ có thể lên kế hoạch trước để nhận hàng tại từng điểm và chuyển về, do đó tối ưu được chi phí và công năng của phương tiện vận chuyển khi tới nhận hàng tại các nhà cung cấp khác nhau. Thứ hai, việc kết hợp vận chuyển phân phối cấp một và cấp hai trên cùng tuyến đường (tức là chuyển hàng), giúp giảm chi phí. Hoạt động phân phối cấp một chỉ việc tới nhận hàng từ nhà cung cấp, trong khi hoạt động phân phối cấp hai chỉ việc phân phối hàng tới nhiều đầu ra của nhà bán lẻ.

Doanh nghiệp sẽ tránh được những di chuyển không kinh tế của phương tiện vận tải bằng việc tới nhận hàng từ các nguồn khác nhau trong cùng một chuyến đi và đảm bảo rằng tất cả các phương tiện vận tải đều được chất đầy khi lên đường.

Giá sản phẩm = Giá tại cổng nhà máy + Giá vận chuyển

2. Sử dụng khi nào

FGP đặc biệt phù hợp khi số lượng các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng lớn hơn nhiều số lượng các nhà bán lẻ. Điều quan trọng cần chú ý ở đây là tỷ lệ giữa số điểm lên hàng (vị trí nhà cung cấp) và số điểm xuống hàng (vị trí của nhà bán lẻ). Lợi thế quan trọng ở đây là hiệp lực giữa sự đơn giản trong cung cấp với tốc độ giao nhận. Các nhà cung cấp có vị trí càng gần nhau thì hiệu quả của quy trình càng cao và lợi thế cho nhà bán lẻ càng lớn.

Vấn đề quan trọng cần xem xét trong quy trình FGP là gái trị thực chất của việc vận chuyển tùy thuộc vào cả số lượng hàng mỗi lô và giá trị trên mỗi lô hàng. Số lượng lớn làm xe chất đầy, vì vậy chi phí vận chuyển được xác lập khá tốt dù bất kể bên nào chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc giao nhận số lượng nhỏ với tần suất lớn có thể dễ dàng dẫn tới việc chất đầy xe và từ đó có thể tối ưu các chuyến đi và việc bốc dỡ, đặc biệt là khi lô hàng có giá trị cao. Nếu như giá trị mỗi lô hàng nhỏ, không cần phải đánh đổi chi phí vận chuyển với chi phí lưu hàng trong kho. Ngược lại, khi gái trị mỗi lô hàng cao, có thể bù đắp chi phí vận chuyển cho chi phí lưu kho.

Các điều kiện tiên quyết khác đối với việc ứng dụng FGP là khả năng giao vận của các nhà bán lẻ và họ sẵn sàng như thế nào trong việc chia sẻ lợi ích công bằng với các nhà cung cấp. Thêm vào đó, sự thiếu tin tưởng có thể gây trở ngại cho việc quyết định sử dụng FGP. Tuy nhiên, những rào cản này cũng sẽ thách thức bất cứ phương thức bổ sung kho hàng hợp tác nào khác.

Lợi ích của FGP:

  •  Vận chuyển hiệu quả – cải thiện hiệu quả vận chuyển bằng cách nắm bắt được các hi phí thực. Ví dụ, các nhà cung cấp có kỹ năng và hiệu quả về mặt chi phí trong việc cung cấp các giải pháp vận chuyển sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ này cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, FGP tạo cơ hội cho các nhà cung cấp – vốn không coi vận chuyển là thế mạnh của mình hoặc không hoạt động hiệu quả trong cơ hội này – chuyển trách nhiệm đó cho nhà bán lẻ hoặc nhà cung cấp dịch vụ giao vận.
  • Cải thiện lượng hàng có sẵn – gia tăng hợp tác giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp có tác dụng tích cực trong toàn bộ chuỗi cung ứng. FGP nhắm tới việc đảm bảo luôn có sẵn sàng để bán cho người tiêu dùng.
  • Giá thấp hơn khi đến tay người tiêu dùng – giảm chi phí vận chuyển dẫn tới mức giá thấp hơn sẽ có lợi cho người tiêu dùng.
  • Thân thiện môi trường – phương tiện vận tải chất nhiều hàng hóa hơn có nghĩa là ít chuyến đi hơn, cùng với các hệ thống hoạch định tuyến đường đang ngày một phức tạp hơn, sẽ làm giảm bớt khí thải độc hại.

3. Sử dụng như thế nào

Các công ty có khả năng quan tâm tới việc sử dụng FGP cần đặt câu hỏi:

i) Liệu có khả năng giảm tần suất giao nhận hay không, và

ii) Liệu chuyển trách nhiệm vận chuyển có tạo ra lợi thế về chi phí hay cải thiện dịch vụ hay không.

Vì đó là những vấn đề xác định chủ yếu lợi ích có thể đem lại của FGP. Một số các điều kiện khác cũng khá quan trọng, bao gồm:

i) Độ linh hoạt về vận chuyển của nhà bán lẻ (tức là độ linh hoạt về các giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ giao vận hay sự có mặt của một đội vận chuyển được trang bị đầy đủ), và

ii) Các đặc điểm của sản phẩm (ví dụ độ tươi sống, kích thước và khối lượng), xác định khả năng kết hợp vận chuyển các sản phẩm khác nhau trên cùng một phương tiện vận chuyển.

Hơn nữa, cũng phải kể đến thời gian giao nhận cũng như mức độ công khai của phương thức định giá mà nhà cung cấp áp dụng.

Với FGP, các nhà cung cấp không còn chịu trách nhiệm về việc vận chuyển sản phẩm của mình nữa. Tuy nhiên, khả năng bốc xếp của nhà cung cấp phải tốt hơn, chẳng hạn như việc nhận hàng và xếp hàng tại các trung tâm phân phối của các nhà cung cấp sẽ thay đổi đáng kể. Mặt khác, các hoạt động hành chính sẽ giảm do việc giảm các hoạt động và trách nhiệm vận chuyển.

Các nhà bán lẻ thường gặp phải việc gia tăng cần thiết về vận chuyển và khả năng bốc xếp và việc gia tăng các hoạt động hành chính. Trên thực tế, chiến lược mua hàng của các nhà bán lẻ phải tính toán tới việc tách biệt sản phẩm với dịch vụ vận chuyển liên quan. Nhìn chung, các nhà cung cấp phải giảm giá.

4. Kết luận

Động lực khiến một nhà bán lẻ sử dụng FGP là vị thế đàm phán mua hàng tăng lên và có nhiều lợi ích kinh tế quy mô. Mặt khác, các nhà cung cấp thường không hài lòng với sự phát triển này và miễn cưỡng tham gia FGP vì họ co rằng việc gia tăng công khai (về giá) liên quan làm yếu đi vị thế đàm phán của họ. Sự thiếu vắng một cơ chế phân bổ các lợi thế hiệp lực một cách công bằng gây trở ngại cho việc ứng dụng FGP vì nó hạn chế việc tạo dựng lòng tin.

Có thể thay thế cho FGP là mô hình quản lý tồn kho bởi nhà cung cấp VMI (xem Mô hình 48), mô hình lập kế hoạch, dự báo và bổ sung kho hàng hợp tác CPRF (Collaborative Planning, Forecasting and Replenishment) và mô hình lập kế hoạch bổ sung kho hàng liên tục CRP (Continous Replenishment Planning). CRP là một chiến lược khá đơn giản trong đó các thành viên của chuỗi cung ứng luên tục (cụ thể là nhà cung cấp và nhà bán lẻ) trao đổi thông tin về nhu cầu thực tế, mức độ tồn khi và giao nhận thực. Các thành viên chuỗi cung ứng bổ sung kho hàng với sự hỗ trợ của dữ liệu điểm bán thay cho việc bổ sung từng lần, dựa trên các mô hình quản lý tồn kho đơn giản và số lượng đặt hàng theo kinh tế truyền thống. Theo cách tiếp cận này, các thành viên chuỗi cung ứng hợp tác ở bước phối hợp trong đó thông tin tế chỗ cho hàng tồn kho. CRP cho phép giao nhận liên tục số lượng hàng ít trên cơ sở sử dụng thực tế (tức là tạo ra cầu kéo). Sự giống nhau giữa VMI và FGP là cả hai công thức đều chuyển đa phần các quyết định và trách nhiệm  của chuỗi cung ứng về mức tồn kho một thành viên của chuỗi nhằm giảm chi phí và tăng giá trị khách hàng.

5. Tài liệu tham khảo

Assen, M.F van Hezewijk, A.P. van and Velde, S.L. van (2005) – Reconfigurations of Chain and Networks. Amsterdam: Elsevier Business Publishers.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!