1. Tổng quan
Nguyên lý thứ năm là mô hình được Senge phát triển năm 1990. Nó mô tả năm nguyên lý cần thiết để tạo ra một tổ chức học tập: làm chủ bản thân, tâm thức, tầm nhìn được chia sẻ, học tập theo nhóm và tư duy có hệ thống. Trong số đó, tư duy hệ thống kết hợp được cả năm nguyên lý với nhau. Một “quy luật” là tập hợp những nguyên tắc và hoạt động thực tế chúng ta nghiên cứu, thực hành và áp dụng vào đời sống. Năm quy luật nêu trên cần được xem xét trên ba cấp độ khác biệt:
1 – Thực tiễn: Những gì bạn làm.
2 – Quy luật: Hướng dẫn các quan niệm và hiểu biết bên trong.
3 – Bản chất: Trạng thái tồn tại với khả năng làm chủ cao các quy tắc.
Mỗi nguyên lý đều đưa ra những phương diện sống còn mà một tổ chức cần học hỏi.
2. Sử dụng khi nào
Nguyên lý thứ năm là một mô hình được sử dụng để tạo ra một tổ chức học tập. Đó là một tổ chức mà trong đó mọi người không ngừng phát triển năng lực của mình để đạt được kết quả thực sự mong muốn, nơi cách nghĩ mới và cởi mở được nuôi dưỡng, nơi những mong muốn của tập thể được tự do phát triển và mọi người không ngừng học hỏi lẫn nhau.
3. Sử dụng như thế nào
Năm nguyên tắc cần thiết để tạo ra một tổ chức học tập là:
1 – Tư duy hệ thống.
Tư duy hệ thống là mấu chốt của một tổ chức học tập. Nguyên lý này tập hợp toàn bộ các nguyên lý còn lại vào một tổ chức học tập và gắn kết tất cả các nguyên lý khác vào một thể thống nhất về cả lý thuyết và thực tiễn.
2 – Làm chủ bản thân.
Một tổ chức chỉ có thể học hỏi thông qua sự học hỏi của các cá nhân. Cá nhân học hỏi không đảm bảo cho một tổ chức học hỏi. Tuy nhiên sẽ không có tổ chức học hỏi nếu không có cá nhân học hỏi. Làm chủ bản thân là không ngừng xác định và làm sâu sắc thêm tầm nhìn của cá nhân, tập trung năng lực, nâng cao lòng kiên trì và nhìn nhận thực tế một cách khách quan.
3 – Tiềm thức.
Là những hình ảnh, quan niệm và tổng kết đã ăn sâu vào trí óc, có tác động tới việc con người ta hiểu thế giới ra sao và hành động như thế nào. Nguyên lý này bắt đầu với sự nhìn nhận từ bên trong, tìm hiểu xem hình ảnh về thế giới trong mỗi con người như thế nào và đưa chúng ra xem xét kỹ càng. Nó còn là khả năng thực hiện những đối thoại mang tính học hỏi nhằm cân bằng giữa kỹ năng chất vấn và kỹ năng thuyết phục, nơi người ta có khả năng diễn đạt suy nghĩ hiệu quả và biết lắng nghe cởi mở tranh luận của người khác.
4 – Xây dựng tầm nhìn chung.
Senge cho rằng khả năng xây dựng và chia sẻ tương lai rất quan trọng với người lãnh đạo trong việc khuyến khích cấp dưới của mình học hỏi. Có được tầm nhìn như vậy sẽ là sức mạnh khuyến khích những thử nghiệm và sáng tạo mới. Điều này cũng đồng thời tăng cường ý thức về sự gắn bó lâu dài, điều cơ bản trong ”nguyên lý thứ năm” này.
5 – Học tập theo nhóm.
Được xem là ”quá trình phối hợp và phát triển khả năng của một nhóm để tạo ra kết quả mà từng thành viên trong đó thực sự mong muốn (Senge 1990:236). Nó được xây dựng dựa trên sự làm chủ bản thân và chia sẻ tầm nhìn của các cá nhân. Tuy nhiên, những yếu tố này chưa đủ. Các cá nhân cần biết cách cùng nhau hành động. Senge cho rằng cả nhóm cùng học hỏi sẽ không chỉ mang lại kết quả tốt cho toàn bộ tổ chức đó mà từng thành viên cũng học hỏi nhanh hơn khi họ làm việc riêng rẽ.
4. Kết luận
Senge viết cuốn The fifth Discipline (Nguyên tắc thứ năm) dành cho các nhà quản lý và lãnh đạo nhằm xác định những động thái và cách thức thực hiện chúng nhằm biến một tổ chức thành ”tổ chức học hỏi”, trong đó Senge đặc biệt chú ý tới tính đặc thù và tính cởi mở.
Câu hỏi đặt ra là liệu tầm nhìn của Senge về tổ chức học tập và những nguyên lý tương ứng có đóng góp vào việc tạo ra những hành xử mang tính hiểu biết và có nguyên tắc hơn trong hoạt động của các tổ chức không. Mặc dù còn một số vấn đề trong các khái niệm của Senge, nó vẫn khiến con người thành công hơn. Việc nhấn mạnh xây dựng tầm nhìn chung, làm việc theo nhóm, làm chủ bản thân và phát triển những mô hình tiềm thức chi tiết hơn. Cách Senge xây dựng khái niệm về đối thoại thông qua những khái niệm này có thể tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và sáng tạo hơn. Cách sử dụng tư duy hệ thống để kết hợp những khía cạnh khác nhau của năm nguyên lý cũng cho chúng ta những hiểu biết mang tính lý luận hơn về hoạt động của tổ chức.
5. Tài liệu tham khảo
1 – Flood, R. L. (1998) – Fifth Disciplie: Review and discussion. Systemic Practice and Action Research, 11 (3): 259-73.
2 – Senge, P.M. (1990) – The FifthDisciplien: The art and practice of the learning organisation. New York: Currency.
3 – Senge, P. M. (1990) – The Dance of Change: the challenges of sustaining momentum in learning organizations. New York: Currency Doubleday.