Mô hình số 53: Dòng tiền chiết khấu

1. Tổng quan

Đây là một phương pháp đánh giá được sử dụng để ước tính mức độ hấp dẫn của một cơ hội đầu tư. Phân tích dòng tiền chiết khấu (Discounted cash flow analysis – DCF) là sự đánh giá các dòng tiền ròng tương lai sinh ra bởi một kế hoạch tài chính bằng cách chiết khấu chúng về giá trị thực tại.

Phương pháp này sử dụng những dự đoán về dòng tiền tự do trong tương lai và chiết khấu chúng (thường bằng cách sử dụng bình quân gia quyền của chi phí vốn) để đưa về giá trị hiện tại, từ đó giúp đánh giá tiềm năng của việc đầu tư. Nếu giá trị thu được qua phân tích DCF cao hơn chi phí hiện tại của đầu tư, đây có thể sẽ là một cơ hội tốt. DCF tính toán lợi nhuận trong tương lai theo giá trị đồng tiền hiện tại.

2. Sử dụng khi nào

DCF được sử dụng trong phân bổ ngân sách vốn hay quyết định đầu tư nhằm:

  • Xác định những dự án đầu tư nào công ty nên thực hiện;
  • Xác định tổng chi phí vốn; và
  • Xác định danh mục đầu tư nên được cấp vốn ra sao.

Một chi phí liên quan là chi phí trong tương lai đã được lường trước, chi phí này sẽ khác cá tình huống giả định. Phương pháp DCF là một cách tiếp cận tới giá trị mà theo đó dòng tiền dự kiến trong tương lai được chiết khấu với tỷ lệ suất phản ánh những rủi ro có thể nhận biết của dòng tiền. Tỷ lệ lãi suất này tương ứng với giá tti5 của đồng tiền theo thời gian (nhà đầu tư có thể đã đầu tư vào những cơ hội khác) và bảo hiểm rủi ro.

3. Sử dụng như thế nào

Dòng tiền chiết khấu có thể được tính toán bằng cách dự đoán tất cả các dòng tiền trong tương lai và xây dựng một giả thiết đã được tính toán về giá trị hiện tại cuu3a dòng tiền tương lai xác định theo công thức sau.

Tỷ lệ chiết khấu có thể được xác định dựa trên tỷ lệ lãi suất ngoài rủi ro cộng với tỷ lệ bảo hiểm rủi ro. Dựa trên nguyên tắc kinh tế là đòng tiền sẽ mất giá theo thời gian (giá trị thời gian của của đồng tiền), nghĩa là mọi nhà đầu tư thích nhận tiền vào hôm nay hơn ngày mai, một tỷ lệ bảo hiểm được thêm vào tỷ lệ chiết khấu để bù đắp một khoản nhỏ cho việc nhận tiền trong tương lai chứ không phải hiện tại. Bảo hiểm này chính là bảo hiểm ngoài rủi ro.

Tiếp đó, một lượng đền bù nhỏ được thêm vào để chống lại rủi ro dòng tiền trong tương lai có thể không thành hiện thực, vì vậy các nhà đầu tư không nhận được chút tiền nào. Khoản đền bù này được gọi là bảo hiểm rủi ro, nó phản ánh những chi phí cơ hội của nhà đầu tư.

Hai khoản đền bù này, bao gồm bảo hiểm ngoài rủi ro và bảo hiểm rủi ro, cùng quyết định tỷ lệ chiết khấu. Với tỷ lệ chiết khấu này, dòng tiền tương lai sẽ được chiết khấu về giá trị hiện tại. Xem hình dưới về ví dụ tính toán.

4. Kết luận

Các mô hình DCF đầy sức mạnh nhưng chúng cũng có những điểm yếu. DCF chỉ là một công cụ đánh giá cơ học, kết quả của nó hoàn toàn phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào. Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong đó cũng có thể dẫn đến những thay đổi lớn giá trị của công ty. Tỷ lệ chiết khấu rất khó tính toán. Những dòng tiền trong tương lai cũng khó dự đoán, đặc biệt nếu phần lớn những dòng tiền chảy vào chỉ nhận được sau năm đến mười năm.

5. Tài liệu tham khảo

Brealey, R.A and Myers, S.C (2003): Principles of Corporate Finance, 7th Edition, London. McGraw Hill.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!