Mô hình số 55: Những vai trò quản lý của Mintzberg

1. Tổng quan

Từ những năm đầu thế kỷ hai mươi, nhà tư bản công nghiệp người Pháp Henri Fayol đã miêu tả nhiệm vụ của các nhà quản lý như một sự kết hợp giữa việc tổ chức, sắp xếp, hoạch định, điều chỉnh và chỉ huy. Thế nhưng Mintzberg lại không tin rằng năm hoạt động này bao trùm toàn bộ những gì nhà quản lý thường xuyên phải thực hiện.

Mintzberg tạo ra một loạt các câu hỏi tự nghiên cứu dành cho các nhà quản lý. Bằng việc xem xét nhửng câu hỏi với mối liên hệ thực tế, chứ không phải những “thần thoại” về các các nhà quản lý định làm việc, họ được khuyến khích tìm ra cách để tránh khỏi những vấn đề tiềm ẩn.

Mintzberg nhận dạng mười vai trò của nhà quản lý, sử dụng quyền lực và địa vị chính thức làm điểm khởi đầu. Những vai trò này được chia thành ba vai trò liên kết cá nhân, mỗi vai trò lần lượt dẫn đến ba vai trò thông tin, tiếp theo là bốn vai trò quyết định, như được biểu diễn trong bảng.

2. Sử dụng khi nào

Ý tưởng chính là bằng việc một nhà quản lý thực hiện vai trò của mình, những mặt này sẽ tập hợp thành một tổng thể tích hợp để phản ánh những khả năng của nhà quản lý trong vai trò đó. Nhờ vậy, ở một mức độ nào đó chúng được sử dụng như những tiêu chuẩn để đánh giá sự thể hiện của nhà quản lý trong vai trò của họ.

3. Sử dụng như thế nào

Giá trị chủ yếu của mô hình này là cung cấp cho các nhà quản lý một cơ sở nhận định. Cân nhắc công việc: những vai trò nào hoàn thành? Lần lượt xem xét từng vai trò, và tự cho điểm trên thang điểm mười cho mỗi vai trò. Điểm số thấp chỉ ra những mặt yếu, cụ thể là những mặt cần chú ý nhiều hơn.

Những vai trò quản lý của Mintzberg không phải là một quy tắc. Ngược lại, chúng được sử dụng như một chiếc gương soi, cung cấp cho các nhà quản lý hiểu biết sâu sắc về cách họ sử dụng thời gian như thế nào, cho những hoạt động nào và thông qua những vai trò nào. Chú ý tới những vấn đề tiềm ẩn đưa các nhà quản lý tiến sát đến việc giải quyết chúng.

Với việc xua đi những chuyện thần thoại và nhất mạnh vào thực tế của công việc, các nhà quản lý tập trung vào việc tránh xa những cạm bẩy và làm việc hiệu quả hơn.

4. Kết luận

Mặc dù số lượng các trường quản lý tăng theo cấp số nhân, theo Mintzberg, phần lớn chúng tập trung vào việc truyền đạt lại kiến thức của những lĩnh vực chuyên biệt chẳng hạn như kế toán hay marketing, mà không phải là những kỹ năng cho quản lý: giải quyết bất đồng, tạo lập mạng lưới thông tin và phát tán thông tin.

Mô hình này khẳng định rằng các nhà quản lý cần phải trở thành những nhà tổ chức có kiến thức rộng và những chuyện gia, bởi vì sự thiếu hoàn hảo của hệ thống và áp lực môi trường. Do vậy, hiện tại việc các nhà quản lý có thể học ngay trong lúc làm việc chỉ có trong suy nghĩ.

Một vài nghiên cứu đã khẳng định học thuyết của Mintzberg, nhưng chúng cũng chỉ ra rằng trọng tâm của mỗi vai trò quản lý cụ thể phụ thuộc vào cấp bậc của nhà quản lý.

5. Tài liệu tham khảo

  1. Fayol, H. (1949) – General and Insudtrial Management. London. Pitman Publishing Company.
  2. Mintzberg, H (1983) – Structure in Fives: Designing effective organizations. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
  3. Mintzberg, H. (1990) – Mintzberg on Management: Inside our strange world of organizations. New York: Free Press.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!