Lý do bị loại bỏ: “Tôi bị quá tải”
Mặc dù tôi rất thích hệ thống MITs, nhưng tôi biết một vài người sẽ thấy nó quá gò bó. Thông thường, chúng ta bắt đầu một ngày mới với hàng tá việc phải làm trong khi nó lại giới hạn chúng ta chỉ tập trung vào 3 hoạt động cốt lõi. Nếu đây là trường hợp của bạn, thì bạn nên chọn ưu tiên bằng phương pháp ABCDE.
Với quy tắc 80/20, chúng ta đã nói về tầm quan trọng của việc xác định những nhiệm vụ đóng vai trò chính yếu trong cuộc sống cá nhân cũng như công việc của bạn. Và với hệ thống MITs, chúng ta đã thảo luận về việc tập trung hoàn thành 3 nhiệm vụ mỗi ngày. Phương pháp ABCDE lại là một phương pháp thức khác biệt bởi bạn sẽ tạo ra một hệ thống xếp hạng các nhiệm vụ và từ đó thực hiện chúng một cách hệ thống.
Nó khác những kỹ thuật khác bởi có thể bạn sẽ có rất nhiều nhiệm vụ cần được hoàn thành:
- Những nhiệm vụ A là những nhiệm vụ bắt buộc phải hoàn thành hàng ngày. Chúng giống như những MITs bởi nếu bạn không hoàn thành chúng, bạn sẽ phải nhận những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
- Những nhiệm vụ B là những nhiệm vụ quan trọng, nhưng không đến mức bắt buộc phải hoàn thành trong ngày. Chúng chỉ nên được hoàn thành sau khi bạn đã hoàn tất những nhiệm vụ A.
- Những nhiệm vụ C là những nhiệm vụ nếu làm được thì rất tốt nhưng không có một hậu quả cụ thể nào hay một giới hạn thời gian nào.
- Những nhiệm vụ D là những nghiệm vụ nên được ủy quyền cho người khác làm. Dù chúng quan trọng nhưng không yêu cầu bạn phải trực tiếp xử lý.
- Những nhiệm vụ E là những nhiệm vụ cần được loại bỏ. Đây là lúc quy tắc 80/20 phát huy hiệu quả. Nếu bạn nhận thấy một nhiệm vụ vô nghĩa trong quá trình đánh giá tuần hoặc tháng, thì bạn nên loại bỏ nó.
Cảm giác quá tải khiến chúng ta thường trì hoãn. Bằng việc đặt ưu tiên cho những danh sách của mình, bạn sẽ khám phá ra được đâu là những điều quan trọng mà bạn cần thực hiện hàng ngày. Nếu bạn vẫn tiếp tục trì hoãn làm một công việc nào đó,thì chúng chính là những nhiệm vụ bạn cần loại bỏ.
Cuối cùng, bạn đừng quên tầm quan trọng của thói quen hàng ngày. Mặc dù một vài nhiệm vụ có thể không “khẩn cấp” cho lắm, nhưng chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong thành công dài hạn của bạn. Hãy chắc chắn nhiệm vụ này được bổ sung vào danh sách những việc bạn cần làm hàng ngày.
Ví dụ, thói quen viết hằng ngày của tôi không được xếp vào hạng việc “khẩn cấp”. Tuy nhiên, tôi luôn đặt nó vào nhiệm vụ loại A bởi thói quen này sẽ đặt nền tảng cho mọi thứ mà tôi đạt được trong công việc trực tiếp của mình. Tôi không dựa vào việc ‘tìm thời gian” để viết. Thay vào đó, tôi ưu tiên nó mỗi ngày, nói cách khác, tôi đang tạo ra thời gian.
Áp dụng thói quen
Phương pháp ABCDE phát huy hiệu quả nhất khi được thực hiện hằng ngày. Sau đây là cách đơn giản nhất để hình thành nên thói quen này:
- Dành ra 5 phút mỗi tối cho thói quen chọn ưu tiên này. (Bạn có thể thực hiện ngay sau khi cập nhật việc theo dõi thói quen của mình.)
- Xem xét những dự án của bạn và xác định nhiệm vụ nào cần được hoàn thành trong ngày tới.
- Viết từng nhiệm vụ lên một mẩu giấy và đặt một chữ cái bên cạnh mỗi nhiệm vụ.
- Sắp xếp lại những nghiệm cụ đó vào một mẩu giấy mới, đặt chúng theo thứ tự bảng chữ cái.
- Bắt đầu một ngày mới với những nhiệm vụ A. Chỉ chuyển sang nhiệm vụ có ưu tiên thấp hơn khi bạn đã hoàn thành những mục quan trọng nhất.
- Kiểm tra những hành động đó trong kỳ đánh giá tháng để đảm bảo bạn đang không làm những nhiệm vụ có thể ủy quyền hoặc cần được loại bỏ.
Mỗi người chúng ta đều có những ưu tiên khác nhau. Bí quyết ở đây là phát triển một hệ thống xác định đâu là những ưu tiên quan trọng nhất bạn cần làm hằng ngày. Với phương pháp ABCDE, bạn sẽ khởi đầu mỗi ngày với một danh sách rõ ràng về những điều cần được hoàn thành và thứ tự mà chúng nên được thực hiện.