Bảy lý do có thể nảy sinh khi chúng ta muốn trì hoãn

Tất cả chúng ta đều luôn muốn trì hoãn – đó là một phản ứng hoàn toàn bình thường khi phải đối mặt với thách thức khó khăn. Bí quyết để hành động ở đây là hiểu được tại sao bạn lại đang trì hoãn. Trong phần tới, chúng ta sẽ xem qua 7 lý do phổ biến mà mọi người thường đưa ra để bao biện khi bị sự trì hoãn cám đỗ.

7 lý do có thể nảy sinh khi bạn muốn trì hoãn

Không khó để nghĩ ra một cái cớ nào đó để trì hoãn. Bí quyết ở đây là phải biết khi nào một lý do là hợp lý và khi nào nó chỉ là một cách khôn lỏi để né việc thực thi nhiệm vụ. Phần lớn những cảm giác trì hoãn của chúng ta khởi nguồn từ một nỗi sợ hãi tiềm thức hoặc từ một niềm tin khiến chúng ta tự giới hạn bản thân. Khi dành thời gian để khám phá những ý nghĩ này, bạn sẽ nhận ra rằng thật dễ dàng để chiến thắng được chúng và tạo ra một tư duy tích cực hướng đến hành động.

Trí óc của bạn là một máy diệu kỳ. Nó cung cấp cho bạn nguồn sức mạnh để tạo ra bất kỳ thứ gì từ trí tưởng tượng. mặc dù vậy, nó cũng có thể hạn chế khả năng hoàn thành công việc của bạn. Chúng ta thường bị mắc kẹt trong một dự án – không phải vì thiếu động lực hoàn thành nó mà bởi những dạng suy nghĩ tiêu cực luôn lởn vởn trong đầu chúng ta.

Căn nguyên của ”thói quen trì hoãn” đến từ niềm tin khiến chúng ta tự giới hạn bản thân. Khi những suy nghĩ đó không được kiểm soát, chúng chính là nguyên nhân nảy sinh ra những ”cái cớ” biện minh cho việc không hoàn thành một dự án hoặc công việc. Mặc dù vậy, khi thách thức những lý do đó, bạn sẽ thấy rằng đa phần chúng là kết quả của những nỗi sợ tiềm ẩn hoặc những dạng thói quen tiêu cực.

Mọi người thường đưa ra 7 lý do để bao biện cho việc trì hoãn. Cần hiểu được lý do tại sao chúng lại xuất hiện và bạn sẽ tiến được gần thêm một bước nữa tới việc chiến thắng được sự trì hoãn.

Lý do 1: ”Nó cũng chẳng quan trọng lắm”

Mọi người thường né tránh những công việc có vẻ không mấy quan trọng. Chúng đôi khi là những công việc không đòi hỏi quá khắt khe về mặt thời gian, có lúc lại là một công việc nhàm chán và chẳng liên quan gì đến mục đích dài hạn. Và có khi nó đòi hỏi bạn phải vượt qua được một nỗi sợ hãi lớn. Không cần biết ý nghĩ nào đang lướt qua đầu bạn, nhưng có những lúc chúng ta thường trì hoãn một công việc bởi nó chẳng có vẻ gì là quan trọng.

Một trong những liều thuốc đơn giản nhất để chữa căn bệnh ”chẳng quan trọng lắm” là phát triển thói quen ra những quyết định đơn giản. Hoặc là bạn tập trung hoàn thành nó hoặc là lấy can đảm loại bỏ nó khỏi những việc cần làm. Một trong những cách tốt nhất để vượt qua được sự trì hoãn là đưa ra những quyết định khó khăn trong cuộc sống – kể cả việc loại bỏ những thứ đôi khi có vẻ quan trọng.

Lý do 2: ”Tôi cần làm … trước”

Nhiều dự án thường bị đình lại bởi có một công việc đặc biệt bức thiết khác chen chân. Dù đó là một cú điện thoại, một dự án chen ngang hay một vụ mua bán đơn giản, thì những điều này cũng rất dễ tạo ra sự trì hoãn khi phải hoàn thành chúng trước mọi công việc khác.

Bạn có thể loại bỏ lý do này vĩnh viễn bằng cách phát triển thói quen xác định một cách trọn vẹn từng dự án. Yếu tố then chốt ở đây là chia nhỏ chúng thành một loạt những hành động nhỏ mà bạn thực hiện hàng ngày.

Lý do 3: ”Tôi cần thêm thông tin”

Đôi khi, đây là một lý do hợp lý. Chúng ta thường có những công việc đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ càng trước khi bắt tay vào thực hiện. Mặc dù vậy, đây cũng khó có thể là một lý do chính đáng nếu bạn thực hiện công việc đó theo tuần.

Giải pháp đơn giản nhất dành cho vấn đề này chính là lấy thêm thông tin. Không bao giờ nên lấy việc không biết cách làm để làm lý do né tránh một dự án. Ngày nay, không khó để học các kỹ năng hay tìm người trợ giúp.

Lý do 4: ”Tôi bị quá tải”

Chúng ta ai cũng đều từng bị quá tải. Nó khiến chúng ta có cảm giác như dù có ”na đầu sáu tay” thì chúng ta cũng không hoàn thành hết được. Vấn đề này thường xảy ra với những người cảm thấy mình phải có trách nhiệm tự làm tất cả mọi việc.

Cảm giác quá tải có thể được loại bỏ bằng cách tập trung vào những công việc quan trọng và ủy thác hoặc loại bỏ những công việc khác. Một khi biết cách xác định đâu là điều quan trọng, thì không khó để tự xử lý từng nhiệm vụ một và hoàn thành mọi việc một cách nhất quán.

Lý do 5: ”Giờ tôi không có thời gian”

Đây cũng lại là một lý do thực sự hợp lý. Đôi khi bạn phải tập trung vào một dự án và không thể bắt đầu một dự án khác. Dù vậy, lý do ”không có thời gian” thường dẫn đến một thói quen trì hõan khó chịu, khiến bạn luôn gác lại những việc quan trọng.

Khi bạn nói ”Giờ tôi không có thời gian,” thì có thể ý bạn là trong tương lai, công việc sẽ dễ dàng hơn và thú vị hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người đưa ra lý do này với hy vọng ngầm rằng công việc đó cuối cùng sẽ không cần làm nữa.

Nếu bạn cứ tiếp tục trì hoãn hành động theo kiểu ”để mai tính” mà không ai biết ”mai” là lúc nào, thì khả năng cao là bạn sẽ không bao giờ hành động.

Lý do 6: ”Tôi lại quên làm nó mất rồi”

Mọi người thường trì hoãn một công việc vì họ quên. Chắc chắn nhiều khi, chúng ta lỡ đễnh và để một thứ gì đó trôi tuột khỏi tâm trí của mình. Tuy vậy, căn bệnh đãng trí mãn tính là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang phản kháng mạnh mẽ việc thực hiện một công việc cụ thể nào đó.

Có thể bạn không coi nó quan trọng. Có thể bạn lo sợ bị thất bại. Hoặc có thể hệ thống tổ chức bạn đang sử dụng không hiệu quả. Vấn đề ở đây là ‘quên’ không phải là một lý do chính đáng để trì hoãn. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ cần phải quyết định rằng, hoặc là bắt đầu thực hiện, hoặc là loại bỏ nó.

Lý do 7: ‘Tôi không thích làm việc này chút nào cả’

Chắc chắn sẽ luôn có những công việc mà chúng ta e sợ. Bí quyết ở đây là chúng ta phải phân biệt được khi nào một công việc cần được hoàn thành và khi nào nó có thể bị loại bỏ mãi mãi. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa hai điều này và né tránh những công việc có thể có những tác động tích cực dài hạn đối với cuộc sống của chúng ta. không nên trì hoãn  làm việc gì đó chỉ vì bạn không thích. Tốt hơn là hãy phân tích tại sao bạn ngại làm việc đó để xem nó có phải là một dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn không.

Tại sao phần lớn những lời bao biện đều vớ vẩn

Bao biện là căn bệnh của tất cả mọi người. Dù bạn có thành công đến đâu, thì chắc chắn cũng có đôi lúc bạn nảy ra một lý do để không phải làm một việc gì đó. Đó là lý do tại sao việc hình thành nên những thói quen để ngăn chặn và vượt qua tư tưởng ‘bao biện’ là điều vô cùng quan trọng.

Trong phần còn lại của cuốn sách, chúng ta sẽ xem xét danh sách những thói quen tích cực có thể được lồng ghép vào lịch trình bận rộn hàng ngày của bạn. Tôi đặt tên chúng là những thói quen chống lại sự trì hoãn (APH – Anti-proscrastination habits) bởi chúng giúp bạn hành động ngay cả khi bạn cảm thấy lười biếng hoặc không có chút động lực nào.

Không chỉ đề cập đến từng thói quen, chúng tôi còn nói về cách chúng giải quyết được một trong bảy lý do phổ biến mà mọi người thường mang ra để bao biện cho việc trì hoãn. Và một khi bạn đã hiểu được cách để vượt qua định kiến giới hạn bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng việc kháng cự lại sức hấp d6a4n của việc trì hoãn quá ư dễ dàng.

hãy bắt đầu hành trình với thói quen mà tôi nhận thấy là quan trọng nhất để trở thành một người nói ‘không’ với trì hoãn.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!