Bạc hà

– Tên khoa học: Mentha arvensis L., Họ Hoa môi Lamiaceae.

– Tên khác: Bạc hà nam.

 – Đặc điểm thực vật, phân bố: Bạc hà là loại thân cỏ hình vuông, cao từ 10 đến 60cm, trên thân có nhiều lông, lá mọc đối chữ thập, mép có răng cưa. Hoa mọc vòng ở kr4 lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt. Cây mọc hoang ở đồng bằng hay miền núi như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn La và được trồng nhiều ở Hưng Yên, Nam D)ịnh, ngoại thành Hà Nội, …

 – Cách trồng: Trồng bạc hà bằng hạt hoặc thân ngầm, trồng vào mùa xuân cho năng suất cao nhất.

 – Bộ phận dùng, chế biến: Dùng toàn cây bỏ rễ, chặt ngắn cm hoặc dùng lá. Thu hái lúc cây sắp ra hoa, dùng tươi hoặc khô, phơi trong râm mát.

 – Công dụng, chủ trị: Bạc hà có vị cay, mát, không độc, chữa cảm mạo phong nhiệt, có sốt, nhức đầu, ngạt mũi, không ra mồ hôi. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu.

 – Liều dùng: Mỗi lần dùng 10 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc uống nước cốt tươi.

 – Kiêng kỵ: Người ra nhiều mồ hôi, trẻ sơ sinh không dùng. Thang thuốc giải cảm không sắc lâu quá 15 phút.

 – Cây dễ nhầm lẫn với Bạc hà: câu rau Húng (rau Húng không có lông ở thân).

 – Chú ý: Còn có 3 loại Bạc hà lai ghép đó là Bạc hà trắng, đỏ, tím và bạc hà Trung Quốc (Lục Bạc hà) có tỷ lệ tinh dầu và menthol cao hơn.

 – Trên thị trường có nhiều dạng thuốc chế từ bạc hà như dầu Cù là (dầu Con hổ), kẹo bạc hà, kem đánh răng, kẹo cao su Bạc hà, …

Đơn thuốc có bạc hà

 + Trà cảm mạo: Lá Bạc hà 10g, Kinh giới 10g, Hành hoa 10g, Bạch chỉ 5g, Phòng phong 5g, hãm nước sôi 15 phút, uống nóng làm nhiều lần trong ngày.

 + Rượu bạc hà: Lá (hoặc tinh dầu) 50g pha đủ 1 lít rượu 45-50°, uống 15-20 giọt mỗi lần, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.

error: Content is protected !!