Tìm hiểu nghề Kỹ sư Cơ khí (Mechanical Engineer)
Kỹ sư Cơ khí trông coi toàn bộ các khâu thiết kế, phát triển (chế tạo), lắp đặt vận hành và bảo trì thiết bị máy móc. Họ có khả năng nghiên cứu giải quyết các vấn đề kỹ thuật thực tiễn và nâng cao năng suất máy móc thiết bị.
Kỹ sư Cơ khí có thể có liên quan nhiều chuyên ngành khác nhau:
- Sản xuất chế tạo,
- Luyện kim,
- Ô tô, vận tải
- Phát và biến điện
- Hàng không
- Làm lành và điều hòa
- Bốc dỡ cơ khí.
Công việc của Kỹ sư Cơ khí
- Thiết kế chế tạo mới máy móc, thiết bị hoặc các hệ thống thiết bị có tính đến các yếu tố giá thành, nguồn vật tư, tuổi thọ, sức bền cũng như các yêu cầu bảo trì, thẩm mỹ công nghiệp, ảnh hưởng lên môi trường và người sử dụng.
- Tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực sử dụng và ứng dụng các loại nhiên liệu khác nhau, quá trình tăng nhiệt và làm nguội.
- Công tác kho trữ, bơm lưu chất và khí.
- Kiểm tra an toàn môi trường.
- Sử dụng phần mềm AutoCad, CAD để hỗ trợ vẽ và thiết kế.
- Đảm đương thiết kế và xây dựng các dự án phát triển tài nguyên như bệ nổi ngoài khơi, nhà máy khí đốt trên bờ, các phương tiện khai thác quặng mỏ sắt.
- Giám sát và diều hành công việc của xưởng sản xuất như chế tạo xe máy, thiết bị điện, hệ thống thao tác bốc dỡ than, trạm điện, trạm bơm, hệ thống cung cấp và thoát nước.
- Chỉ định, chọn lựa, lắp đặt thiết bị, điều hành sản xuất và bảo trì máy móc của xưởng.
- Thiết lập hệ thống kiểm tra sản xuất (phát triển các thiết bị kiểm tra bảo đảm các tiêu chuẩn hiệu quả an toàn sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm).
- Làm công tác tham vấn, nghiên cứu các thay đổi cải tiến sản phẩm, ước tính giá thành cho khách hàng.
Chuyên ngành của Kỹ sư Cơ khí
- Nghiên cứu và phát triển (R&D)
- Thiết kế kỹ thuật
- Sản xuất,
- Nhà máy
- Bảo trì.
Kỹ sư Cơ khí thường làm việc kết hợp với các nhà chuyên môn để huy động các kinh nghiệm nghề nghiệp liên ngành.