10 sự thật về Mặt trời có thể bạn chưa biết

Mặt trời có nhiều ảnh hưởng đến sự sống của con người. Nguồn gốc, tên gọi, tuổi đời là những điều có thể chúng ta chưa từng nghe đến về “ngôi sao khổng lồ” này.

01 – Đặt tên cho Mặt Trời

Không giống các hành tin khác trong Thái Dương hệ, tên của Mặt Trời không được đặt theo các vị thần La Mã. Từ “Sun” được cho là bắt nguồn từ tiếng Anh cổ, phát âm là “Sunne”. Trong La Mã cổ đại, “Sun” được gọi là “Sol”. Trong tiếng Latin, Mặt Trời là tượng trưng cho các vị thần.

02 – Phân loại Mặt Trời

Trong không gian, mọi thứ đều được phân loại. Ví dụ, Trái Đất được phân vào nhóm hành tinh đất đá; Sao Mộc là hành tinh khí khổng lồ và Sao Thủy được cho là hành tinh bậc thấp.

Các ngôi sao đều giống nhau, khi tiến gần đến Mặt Trời, bạn sẽ nhìn thấy lớp quang phổ hoàn chỉnh của G2V (Dao loại G). Sao loại G chỉ định nó là một ngôi sao lùn, có trình tự chuyển đổi hydro thành helium thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân ở lõi.

Sao loại G được biết đến là vật thể hợp nhất hydro trong khoảng 10 tỷ năm. Cuối cùng, nó mở rộng thành một ngôi sao khổng lổ màu đỏ.

Nếu ai đó bị bỏ lại vào thời điểm sự việc xảy ra, người đó sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn.

03 – Kích thước khổng lồ của Mặt Trời

Mặt trời không chỉ là quả cầu phát sáng, nó còn là quả cầu khổng lồ trên bầu trời. Đường kính mặt trời dài 856.658 dặm hay là 1.378.657 km, lớn hơn so với Trái Đất. Kích thước Mặt Trời lớn đến mức có thể chứa 1,3 triệu Trái Đất bên trong.

Khi nói đến khối lượng của toàn bộ Thái Dương hệ, Mặt Trời chiếm tới 99,8%; 0,2% dành cho phần còn lại của hệ.

04 – Nhiệt độ

Chúng ta thường nghe những người sống ở xứ nóng phàn nàn về sự nóng bức vậy thì bề mặt của Mặt Trời là thứ gì đó chúng ta gọi là “nóng không chịu được” với nhiệt độ trung bình 9.949 độ F hoặc là 5.504 độ C.

Đi sâu vào phần bên trong của quả cầu khổng lồ này bạn sẽ đối mặt với lượng nhiệt trung bình 27 triệu độ F hoặc 15 triệu độ C.

05 – Tuổi đời của Mặt Trời

Trái Đất tồn tại hơn 4,5 tỷ năm, bạn đang nghĩ rằng Mặt Trời có tuổi đời lớn hơn, đúng không?

Tuổi đời của các hành tinh phụ thuộc vào hành tinh đó thuộc nhóm nào nhưng các nhà khoa học đưa ra giả thiết tuồi đời của Mặt Trời tương đương với Trái Đất và những hành tinh còn lại.

Dựa trên tuổi thọ 10 tỷ năm mà chúng ta đã đề cập trong phân loại, Mặt Trời sẽ còn tồn tại trong 5,5 tỷ năm nữa.

06 – Cuộc sống trên Mặt Trời

Thử tưởng tượng, một ngày nào đó bạn có thể sống trên Mặt Trời. Bằng một cách nào đó, cơ thể bạn có thể thích nghi với nhiệt độ cao và bạn có một chỗ ở nho nhỏ để ngắm nhìn lửa Mặt Trời, cuộc sống thật sự sẽ như thế nào?

Đầu tiên, sẽ khá khó khăn nếu bạn muốn đi dạo loanh quanh.

Thứ hai, một người đàn ông nặng 61kg sẽ nặng 1.678kg khi ở trên Mặt Trời. Lúc đó. người đàn ông nặng nhất thế giới hiện nay 635 kg sẽ tương đương 17.191 kg nếu ở trên Mặt Trời.

07 – Tốc độ ánh sáng

Ánh sáng có tốc độ khoảng 186.287 dặm/ giây hay là 299.792 km/ giây. Bạn sẽ phải công nhận rằng sánh sáng di chuyển với tốc độ cực nhanh. Điều này có nghĩa gì với mối quan hệ của Trái Đất và Mặt Trời hay giữa Mặt Trời và những hành tinh khác?

Ánh sáng phát ra từ Mặt Trời mất khoảng 8,3 phút để di chuyển 1 đơn vị Thiên văn. Ánh sáng được tạo ra trong lõi Mặt Trời khi các tia gamma va chạm với vật chất cho đến khi tiếp xúc với bề mặt.

08 – Vệ tinh của Mặt Trời

Vệ tinh được mô tả là một vật thể quay quanh một vật thể khác. Bạn biết rằng Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, Phobos là vệ tinh của Sao Hỏa, nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng Mặt Trời cũng có vệ tinh chưa?

Có thể bạn chưa từng nghĩ đến nhưng bạn đang đi qua một trong những vệ tinh của Mặt Trời. Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời. Và người hàng xóm của chúng ta, Sao Diêm Vương, hành tinh lùn Ceres và sao chổi Halley cũng vậy.

09 – Từ tính của Mặt Trời

Nhiều thứ có từ trường riêng, Trái Đất có và Mặt Trời cũng vậy. Ngoài việc tạo ra những ngọn lửa Mặt Trời tuyệt đẹp cho không gian để chiêm ngưỡng từ xa, từ trường của Mặt Trời được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết của Thái Dương hệ.

Trên Trái Đất, một mối tương quan được ghi nhận giữa áp suất bề mặt khí quyển và những thay đổi bên trong từ trường của Mặt Trời.

Khi từ trường đảo ngược, cứ sau 11 năm nó sẽ tạo ra hiệu ứng gợn qua Thái Dương hệ. Với sự thay đổi của các tia vũ trụ và thời tiết không gian và nó có khả năng gây ra bão Mặt Trời và thay đổi khí hậu Trái Đất.

10 – Kết cục của Mặt trời

Khi đạt đến mức nào đó, tuổi thọ của Mặt Trời cũng không có gì khác biệt và cuối cùng, nó cũng sẽ chết, mọi sự sống trên Trái Đất sẽ chấm dứt. Trong suốt quãng đời của mình, Mặt Trời đốt cháy hydro, biến nó thành helium. Cuối cùng, toàn bộ hydro sẽ tiêu tan không để lại gì ngoài helium để sử dụng, cung cấp năng lượng cho Mặt Trời.

Phần lõi helium cuối cùng sẽ tự sụp đổ, tạo thêm áp lực để dốt cháy và tăng kích thước Mặt Trời cho đến khi nó biến thành Người khổng lồ màu đỏ.

Khi quá trình hoàn thành, các nhà thiên văn học Klaus – Peter Schroder và Robert Connon Smith tin rằng các lớp bề mặt trên Mặt Trời sẽ đạt đến 108 triệu dặm hay 170 triệu km, hút toàn bộ Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất vào đó.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!