Cà phê là thức uống phổ biến nhất thế giới. Nhất là ở Việt Nam, nơi trồng – sản xuất – kinh doanh cà phê đã trở thành một ngành kinh doanh thu hút rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. Đặc biệt là khởi nghiệp với một cà phê với đặc điểm: khách hàng đa dạng, vốn không quá lớn, vận hành không quá khó thì càng là lựa chọn của nhiều bạn trẻ.
Tuy nhiên, để một quán cà phê “thành công” và tạo được dấu ấn với khác hàng, bạn cần phải bỏ nhiều công sức và thời gian. Dưới đây là 13 Mẹo giúp các bạn trẻ tiến gần hơn tới thành công.
1 – Lập kế hoạch rõ ràng và nhất quán
Bước quan trọng đầu tiên khi bạn có ý tưởng mở quán cà phê là hãy lập ra một bảng kế hoạch kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn và các cổ đông hình dung rõ ràng về việc kinh doanh quán cà phê ra sao, mục tiêu đầu tư, qui mô và hoạt động thể nào.
2 – Dành thời gian tìm mặt bằng phù hợp
Để quán cà phê thành công, bạn cần một vị trí phù hợp.
Đôi khi bạn tưởng tượng trong đầu mình hình ảnh một quán cà phê như mong muốn. Vấn đề là bạn tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được như ý tưởng. Bạn hãy kiên nhẫn, có thể điều bạn cần là thay đổi vài chi tiết trong kế hoạch, hình ảnh trong đầu và rồi bạn sẽ tìm được một mặt bằng ưng ý. Đừng quá vội vàng!
3 – Thiết kế mặt bằng công năng
Mặt bằng công năng của quán cà phê được thiết kế tốt là cốt yếu trong quá trình hoạt động.
- Bạn muốn tạo ra không gian cho khách hàng cảm thấy thoải mái hay có góc nhìn đẹp.
- Nhân viên phục vụ phải có cách tiếp cận tới từng bàn trong quán, ngắn nhất và không chồng chéo lên nhau.
- Các không gian làm việc khác như: quầy pha chế, kho nguyên liệu, hay vệ sinh đều cần đặt ở nơi phù hợp.
Việc thiết kế – sắp đặt không gian, bố trí vật dụng thường chiếm nhiều thời gian để thỏa mãn các nhu cầu cần thiết. Hãy tìm chuyên gia thiết kế nếu bạn không chắc rằng mình làm tốt.
4 – Thuê kế toán
Các vấn đề về thuế phí, thu chi của một quán cà phê không quá phức tạp nhưng bạn vẫn nên tìm thuê một kế toán chuyên nghiệp, có thể làm việc bán thời gian thôi.
Việc vận hành quán cà phê liên tục 12 – 14 tiếng một ngày và 7 ngày trong tuần sẽ làm bạn kiệt sức rất nhanh. Hãy để kế toán thay bạn trong những khoảng thời gian nào đó trong tuần. Bạn cần nghỉ ngơi đều đặn để duy trì khả năng làm việc hiệu quả.
5 – Tìm nguồn vay vốn
Với quy mô quán cà phê nhỏ, bạn cũng nên tìm nguồn vay vốn dự phòng. Dòng tiền mặt của quán cà phê rất quan trọng. Dòng tiền mặt dương sẽ giúp cho bạn chủ động trong các quyết định kinh doanh, đem lại lợi thế cạnh tranh.
Nguồn vay vốn rất đa dạng: gia đình, bạn bè, ngân hàng hay thậm chí là credit card.
6 – Nên có khoản tiền chi dùng riêng
Khi bạn mở một quán cà phê, luôn nhớ rằng nó khó có lợi nhuận trong khoảng sáu tháng đầu. Do đó, bạn nên có khoản tiền chi dùng riêng cho các nhu cầu cá nhân.
Có nhiều bạn trẻ vẫn đi làm việc trong khi mở quán cà phê. Điều này sẽ có lợi – hại song song nên hãy cân nhắc thật kỹ.
7 – Mua sắm tiết kiệm
Món tiền bạn bỏ ra khi mở quán là khoản tiền đầu tư. Thế nên hãy cân nhắc khi so sánh – chọn lựa – quyết định mua bất kỳ vật dụng hay dịch vụ nào. Với bất kỳ chi phí nào trong danh sách mua sắm, bạn nên có từ 2 nguồn cung cấp trở lên để chọn lựa.
8 – Kết nối kinh doanh
Mặc dù bạn có vị trí tốt, thức uống ngon và quán cà phê đã có danh tiếng. Nhưng bạn không nên chỉ dừng lại ở đó. Bạn hãy luôn mở rộng các mối quan hệ, kết nối kinh doanh để tìm kiếm thêm nhiều khách hàng.
Bạn có thể tham gia vào các nhóm kinh doanh, hiệp hội tại địa phương.
9 – Hãy tiếp thị trước khi khai trương
Nếu bạn chỉ bắt đầu tiếp thị vào ngày khai trương thì bạn đã chậm rồi. Bạn muốn mọi người tới quán vào ngày khai trương thì cần bắt đầu tiếp thị, quảng cáo trước đó, có khi là hàng tháng trước.
Có rất nhiều cách để tiếp thị, quảng cáo quán cà phê của bạn. Bạn hãy dùng mọi cách phù hợp.
10 – Đừng chỉ quan tâm tới nội thất
Dĩ nhiên là nội thất của quán cà phê rất quan trọng, màu sắc, trang trí hoặc các điểm nhấn cần bắt mắt khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới ngoại thất, mặt tiền của quán. Đôi khi chỉ vì bảng hiệu đẹp hay chỗ để xe thuận lợi là điểm khiến khách hàng quyết định vào quán của bạn.
11 – Lạc quan
Như mọi dự án kinh doanh, bạn sẽ phải đối mặt với việc quán cà phê của mình ế ẩm, không nhiều khách như mong muốn. Nhưng bạn hãy luôn giữ tâm trạng lạc quan, đôi khi “giả bộ” cũng tốt. Hãy để nhân viên, khách hàng cảm nhận được niềm vui khi tới quán cà phê của bạn.
12 – Tuyển chọn nhân viên cẩn thận
Bạn cần người làm việc trong quán nhưng không nên thuê mướn quá nhanh.
Dù cho một người rất tốt, rất phù hợp lúc phỏng vấn nhưng bạn thật sự không biết họ ra sao khi làm việc đâu!
Hãy cẩn thận và từ từ chọn được những nhân viên tin cậy.
13 – Cùng thành công
Khởi nghiệp với việc kinh doanh một quán cà phê không phải là điều dễ dàng hay nhàn hạ.
Bạn có thể đặt ra những tiêu chuẩn – đòi hỏi cao đối với nhân viên và các việc khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn biết rõ hết những tiểu tiết trong quán.
Vậy thì, hãy để việc làm chủ quán cà phê là một cơ hội thực hiện ước mơ của bạn và của cả những đối tác, nhân viên nữa.
Hợp tác và cùng thành công là bền vững nhất.