Lý do bị loại bỏ: “Tôi cần làm … trước”
Sự trì hoãn thường ập đến khi một dự án chưa được xác định rõ ràng. Chúng ta rất dễ gác lại một việc gì đó khi cảm thấy cần phải làm một việc khác trước rồi mới bắt đầu việc đó. Thực ra, lý do này chỉ là một cách để nói rằng bạn đã không xác định rõ ràng những bước hành động cụ thể. Do đó, giải pháp là xác định rõ mọi nhiệm vụ cần được hoàn thành đối với từng dự án.
Thật oái khi phải bắt đầu một dự án mới. Chúng ta thường tránh hành động bởi mọi thứ dường như quá khó, quá gian nan. Khi bạn phân tách mọi công việc thành những bước hành động dễ dàng thực hiện, bạn sẽ nhận ra hoàn thành nhiệm vụ không hề khó.
Với một danh sách dự án, bạn sẽ chia một nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ. Điều duy nhất bạn phải lo là thực hiện bước tiếp theo – chứ không phải bước thứ 10 trong danh sách của bạn. Bạn chống lại sự trì hoãn bằng việc hoàn thành một cách hệ thống từng mục trong danh sách này. Đừng lo lắng về kết quả của dự án, hãy chỉ tập trung làm việc thôi.
Hãy tạo ra một danh sách dự án cho mọi khía cạnh cuộc sống của bạn. Tức là, nếu bạn có vô số việc cần làm, bạn sẽ cần hàng tá danh sách. Ví dụ, bạn có thể lập ra một danh sách cho từng dự án dưới đây:
- Bắt đầu một thói quen tập thể dục mới.
- Thuyết trình tại nơi làm việc theo quý.
- Cuốn tiểu thuyết mà bạn luôn muốn viết.
- Cập nhật những dữ liệu về tình hình tài chính của bạn.
- Lợp lại mái nhà.
Mỗi dự án nên được ghi vào một tờ giấy riêng. Hãy bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu hay những gì bạn muốn đạt được, sau đó, lần ngược trở lại, xác định những bước hành động để đi đến mục tiêu đó. Hãy làm thật cẩn thận. Mục tiêu của bạn là tạo ra một danh sách những bước liên tiếp nhau bằng cách đặt một câu hỏi đơn giản: “Hành động tiếp theo là gì?”
Mấu chốt của thói quen này là tập trung vào từng bước hành động cụ thể. Hãy tránh tình trạng mơ hồ như: “Hình dung ra cách … ” Thay vào đó, hãy viết ra chính xác bước mà bạn cần phải làm trong danh sách của mình.
Ví dụ:
Giả sử bạn định ắt đầu một thói quen tập luyện thể thao mới. Dưới đây là cách bạn chia nó thành những bước đơn giản.
- Ghi ra tất cả những bộ môn khiến bạn thích thú (những môn tốt cho tim mạch, rèn thể lực, võ thuật hoặc yoga).
- Nghiên cứu về từng môn xem môn nào sẽ mang lại cho bạn lợi ích tốt nhất trong dài hạn.
- Chọn một chương trình tập luyện để thêm vào việc làm hằng ngày của mình.
- Nghiên cứu những lựa chọn tập luyện khác (đi đến phòng tập hay tạp tại nhà).
- Nói chuyện với chủ nhiệm của 3 phòng tập khác nhau và xem xét những đề nghị mà họ đưa ra.
- Chọn chương trình tập phù hợp với phong cách của bạn nhất.
- Đăng ký hoặc mua chương trình tập luyện.
- Tạo ra thói quen tập luyện hàng ngày mới.
Thành thật mà nói, danh sách này cũng có thể quá chung chung. Nếu bạn gặp vấn đề trong việc hoàn tất những mục đó, bạn có thể chia chúng thành những bước hành động nhỏ hơn. Dưới đây là cách chia nhỏ bước thứ nhất (ghi ra tất cả những dạng tập luyện khiến bạn yêu thích):
- Nghiên cứu lợi ích của chạy,
- Nghiên cứu lợi ích của đi bộ,
- Nghiên cứu lợi ích của yoga,
- Nghiên cứu lợi ích của cross-fit,
- Nghiên cứu lợi ích của rèn luyện thể lực,
- Nghiên cứu lợi ích của võ thuật.
Cuối cùng điều quan trọng là cập nhật danh sách này khi dự án phát triển. Bạn sẽ có những thông tin mới theo thời gian, vì vậy, điều quan trọng là hãy thêm những mục mới vào danh sách này. Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ trong dự án cho đến khi nó được hoàn thành.
Áp dụng thói quen
Dưới đây là một quá trình đơn giản để phát triển thoi quen lên danh sách dự án:
- Mua một quyển sổ ghi chú.
- Dành mỗi trang cho từng dự án.
- Nghĩ về một mục tiêu hoặc kết quả chính của dự án.
- Viết ra những bước hành động cần được hoàn thành.
- Làm ít nhất một mục trong danh sách này mỗi ngày.
- Cập nhật dự án này khi bạn đã có những phản hồi từ hành động của mình.
bạn có thể nghĩ thói quen này sẽ chỉ làm vướng chân bạn thêm, nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy mình thường xuyên trì hoãn vì không biết nên bắt đầu từ đâu. Cách tiếp cận theo dự án có hiệu quả bởi bạn sẽ phải liên tục hành động. Bạn sẽ không bị sa vào nỗi sợ thất bại. Thay vào đó, bạn hành động hoặc học được những bài học giá trị – dù cho bạn chỉ gặp phải một thất bại nhỏ.