Tìm hiểu nghề Kỹ sư Hóa (Chemical Engineer)
Kỹ sư Hóa đảm trách thiết kế và hoạt động của các qui trình sản xuất trong nhà máy để sản xuất các hóa chất, nhiên liệu và sản phẩm dầu hỏa, các polyme, vôi và xi măng, khoáng chất và các sản phẩm khác.
Kỹ sư Hóa cũng làm việc trong lĩnh vực xử lý nước và chất thải, kiểm soát môi trường. Kỹ sư Hóa cũng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu các chất liệu mới cho các lĩnh vực thám hiểm không gian.
Công việc của Kỹ sư Hóa
- Lập kế hoạch và phương án sản xuất, căn cứ vào nhu cầu thị trường, khả năng công nghệ, quy mô và giá cả thiết bị, không gian mặt bằng, phương cách vận chuyển, phương pháp xử lý và tái sinh chất dư sau sản xuất.
- Theo dõi quy trình công nghệ, đảm bảo máy móc thiết bị hóa hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất lượng cuối cùng của thành phẩm.
- Phân tích các sai hỏng trong qui trình sản xuất hàng ngày để đề xuất biện pháp điều chỉnh sửa đổi.
- Thiết kế thiết bị mới có hiệu suất cao hơn, tìm kiếm các phương pháp sản xuất mới hợp lý hôn nhằm tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng.
- Nghiên cứu các vật liệu mới và tìm kiếm các ứng dụng mới cho các vật liệu đã có.
- Nghiên cứu các qui trình mới nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế ô nhiễm sinh thái môi trường.
- Thiết kế và xây dựng các xưởng sản xuất thử để làm cơ sở cho việc xây dựng và thiết kế vận hành các nhà máy lớn.
- Viết báo cáo, lập khảo sát khả thi và phân tích giá thành cho quy trình sản xuất.
- Biên soạn và cung cấp các catalog hướng dẫn kỹ thuật cho bộ phận tiếp thị và kinh doanh hoặc khách hàng khi có nhu cầu.
- Phối hợp hay chỉ đạo công việc của nhà máy xử lý chế biến, xây dựng hay bảo trì máy móc thiết bị hóa.
Các chuyên ngành của Kỹ sư Hóa
- Kỹ sư Hóa nhiên liệu (combustion engineer)
- Kỹ cư công nghệ hóa (chemical process engineer)
- Kỹ sư công nghệ sinh học (biochemical engineer)
- Kỹ sư hóa môi trường (environmental engineer)
- Kỹ sư điều khiển quy trình ( process control engineer)
- Kỹ sư dự án (project engineer)
- Kỹ sư y sinh học (bio-mediacal engineer)
- Kỹ sư vi trùng học (microbiological engineer)
- Kỹ sư hóa dầu (petroleum engineer)
- Kỹ sư hóa luyện kim (metallurgical engineer)
- Và kỹ sư xử lý nước (water treatment engineer)
Yêu cầu nghề nghiệp
- Khả năng xác định và giải quyết vấn đề
- Khả năng giao tiếp, viết và nói tốt
- Khả năng tính toán và thiết kế giỏi
- Sáng tạo và thực tế
- Có thể làm việc độc lập
- Biết nhận lãnh trách nhiệm
Kỹ sư Hóa thường làm việc theo giờ hành chánh. Nhưng cũng có trường hợp được yêu cầu làm ngoài giờ để bảo đảm thời hạn cho một dự án nhất định. Ở các nhà máy xây dựng mới vận hành lần đầu, họ phải làm việc theo ca để đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
Môi trường làm việc của các Kỹ sư Hóa có thể rất đa dạng: từ các phòng thí nghiệm, nhà máy xử lý và chế biến cho đến các phòng thiết kế kỹ thuật; cũng như các viện nghiên cứu.
Kỹ sư Hóa có thể được đề bạt lên các vị trí quản lý nhà máy, giám đốc kỹ thuật, giám đốc doanh nghiệp ở các công ty lớn.