1. Tổng quan
Bất cứ ai cũng có những phẩm chất cốt lõi nhất định mô tả thực sự về bản thân người đó. Một phẩm chất cốt lõi lan tỏa mọi mặt trong đời sống cá nhân như ngôn ngữ, cảm giác, hành vi và các giá trị. Gỡ bỏ tất cả rào chắn bảo vệ và nguyên tắc bên ngoài có ý thức và vô thức của cuộc sống hàng ngày, phẩm chất cốt lõi mô tả con người thật của bạn.
Vậy phẩm chất cốt lõi của bạn là gì?
Mô hình bốn góc cốt lõi của Ofman (2001) có thể giúp bạn xác định, mô tả và nhận biết phẩm chất cốt lõi của mình.
2. Sử dụng khi nào
Bốn góc phần tư cốt lõi có thể được dùng để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bạn cũng như những ẩn ức, thách thức và ác cảm. Khi biết được những đặc điểm đó, bạn cũng sẽ có thể dễ dàng nhận ra chúng ở người khác. Hơn nữa, nó cũng khiến bạn hiểu rõ hơn phản ứng của mình với những người khác. Khi nắm bắt rõ hơn những phẩm chất của mình, bạn có thể thấu hiểu sâu sắc hơn những vấn đề duy lý của người khác và tăng khả năng tự nhận thức.
3. Sử dụng khi nào
Dù khó có thể chỉ ra chính xác phẩm chất cốt lõi của bạn là gì nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nhìn nó từ các tình huống khác nhau:
- Những ẩn ức chính là gì? (Quá nhiều đối với phẩm chất cốt lõi).
- Những thách thức lớn nhất là gì? (Đối lập với ẩn ức).
- Những ác cảm đối với phẩm chất cốt lõi của người khác là gì? (Đối lập của phẩm chất cốt lõi – và quá nhiều đối với thách thức).
Bốn góc phần tư cốt lõi, ẩn ức, thách thức và ác cảm làm gia tăng mạnh mẽ hiệu quả và hiệu năng tương tác con người.
Sức mạnh của mô hình này trên thực tế là tạo ra bốn góc độ về một ”phẩm chất cốt lõi”. Tuy vậy, vẫn có những khác biệt tinh vi. Cùng một phẩm chất cốt lõi có thể có những ẩn ức, thách thức và ác cảm tương đối khác nhau. Vì vậy, rất cần chỉ rõ các góc phần tư chi tiết cho mỗi cá nhân.
Ofman gợi ý bổ sung ba góc độ vào bốn yếu tố, từ đó có thể kết hợp để tạo thành một ”siêu góc phần tư” cá thể hóa.
- Những gì bạn sẽ nói, cảm nhận, thích thú, tha thứ, ước mong, nhớ hoặc ghét ở bản thân mình;
- Những gì bạn sẽ nói, cảm nhận, thích thú, tha thứ, ước mong, nhớ hoặc ghét ở người khác.
- Những gì người khác sẽ nói, cảm nhận, thích thú, tha thứ, ước mong, nhớ hoặc ghét về bạn.
Siêu góc phần tư sẽ khám phá một cách không tự nhiên: sự không nhất quán giữa ba viễn cảnh ”siêu góc phần tư” là một chỉ báo khá chắc chắn rằng bạn đang không phải là người và/ hoặc cách mà bạn muốn trở thành. Thực tế là bạn đang cố giấu đi cảm giác thực của mình, tránh đi ẩn ức và kiềm chế phản ứng trước những ác cảm. Nói cách khác, bạn đang diễn.
Điều vô lý ở một góc phần tư cốt lõi có thể là một chỉ báo rằng bạn đang có những dấu hiệu hoặc bị ảnh hưởng của một ẩn ức nào đó. Chẳng hạn phẩm chất “nhiệt tình” có thể dẫn tới cuồng tín một cách cực đoan, dẫn tới phản hồi tiêu cực, làm thất vọng, gây chùn bước hay thậm chí là ích kỷ. Tuy vậy, tính ích kỷ tự thân nó không phải là ẩn ức.
Bốn góc pần tư cốt lõi có thể được dùng để chuẩn bị trước khi hội họp với những người có các phẩm chất đối lập. Thay vì đối đầu, các bên cần đề cao (hơn nữa) sự tôn trọng và cố gắng học hỏi từ phía bên kia.
4. Kết luận
Bốn góc pần tư cốt lõi đã chứng tỏ lợi ích trong việc tăng cường sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau giữa những người có các phẩm chất cốt lõi đối lập. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một nguy cơ cố hữu trong việc “phân loại” bản thân hay ai khác một cách thiếu chính xác. Rất cần sự tham gia của những người khác trong các tình huống đó.
Cuối cùng, việc duy trì thường xuyên nhận thức về phẩm chất cốt lõi của mình, cho dù khó khăn, có lẽ là ước lượng gần đúng nhất để thành thực với bản thân và thành công trong cuộc sống.
5. Sử dụng khi nào
Ofman, D.D. (2001): nspiration and quality in organizations. 12th edition. Antwerp: Kosmos-Z&K.