Mô hình số 31: Các chiều văn hóa của Hofstede

1. Tổng quan

Các chiều văn hóa của Hofstede có thể được sử dụng nhằm phát triển một chiến lược hiệu quả để hợp tác với những người ở nhiều nước khác nhau. Bằng việc nghiên cứu các dữ liệu khảo sát về các giá trị nhân viên của IBM tại hơn 50 quốc gia, Hofstede đã kết luận rằng có nhiều khác biệt lớn trong các giá trị văn hóa này. Ở nhiều nước, thách thức và rắc rối xung quanh các giá trị văn hóa này có vẻ giống nhau, nhưng cách giải thích và giải pháp sau đó lại khác xa nhau ở mỗi nước.

Mô hình của Hofstede giúp tương tác hiệu quả hơn với mọi người ở các nước khác. Các loại giá trị (khác nhau) được xác định trong nghiên cứu thể hiện bốn chiều của văn hóa:

1 – Khoảng cách quyền lực;

2 – Chủ nghĩa cá nhân/ chủ nghĩa tập thể;

3 – Nam giới/ nữ giới’

4 – Tâm lý né tránh.

Tuy nhiên, trên cơ sở sự khác nhau giữa các nước phương Đông và phương Tây, chiều thứ năm đã được bổ sung là:

5 – Định hướng dài hạn.

Nắm bắt sự khác biệt trong văn hóa của các quốc gia giúp hiểu được các hành vi đặc thù. Có thể nhận thức và nhận biết những khác biệt này là bước đầu tiên để tương tác hiệu quả hơn trong các môi trường đa văn hóa.

2. Sử dụng khi nào

Hầu hết chúng ta đều có cơ hội giao dịch kinh doanh với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau mỗi ngày. Quốc tế hóa dẫn đến nhiều khách hàng, đối tác, nhà cung cấp quốc tế hơn và có thể đưa đến việc thuê mướn lao động từ khắp nơi trên thế giới. Xu hướng này gia tăng rủi ro trong hiểu lầm và  cư xử sai lệch về văn hóa. Mô hình các chiều văn hóa của Hofstede và phạm vi của các quốc gia liên quan đối với những chiều này có thể giúp ngăn chặn những xung đột và có một khởi đầu tốt đẹp với khách hàng và đối tác tiềm năng.

3. Sử dụng như thế nào

Mô hình các chiều văn hóa của Hofstede không phải là một chỉ dẫn cho sự tương tác người với người; nó chỉ giúp hiểu rõ về một hành vi nhất định.

Chỉ số khoảng cách quyền lực (Power Distance Index – PDI) là phạm vi mà các thành viên ít quyền lực hơn trong tổ chức chấp nhận và kỳ vọng quyền lực được phân bố không ngang bằng giữa các cá nhân. Nếu so sánh một giám đốc tiếp thị người Áo và một giám đốc tiếp thị người Malaysia làm việc ở cùng cấp bậc trong một tổ chức, sẽ thấy rõ sự khác biệt về PDI. Giám đốc người Áo (có PDI thấp). Trong một tổ chức của Malaysia, quyền lực được tập trung nhiều vào cấp cao hơn.

Chủ nghĩa cá nhân (Individualsm – IDV) và chủ nghĩa tập thể, mô tả mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể phổ biến trong một quốc gia. Chủ nghĩa cá nhân gắn liền với những xã hội trong đó sự ràng buộc giữa các cá nhân hết sức lỏng leo. Mọi người đều chỉ mong chăm lo cho bản thân và gia đình mình. Chủ nghĩa tập thể gắn liền vơi những xã hội trong đó mọi người kết hợp trong những nhóm lợi ích gắn bó chặt chẽ. Ca1cnho1m lợi ích này bảo vệ không ngừng các thành viên trong nhóm suốt cuộc đời họ để đổi lấy lòng trung thành tuyệt đối. So với các công ty châu Á, trong các công ty của Mỹ hiện nay, người ta có vẻ quan tâm nhiều tới lợi ích bản thân hơn là sự toàn diện của cả nhóm.

Nam giới (Masculinity – MAS) đối lập với nữ giới. Những đối tượng này chỉ những khác biệt giữa các giới tính. Trong văn hóa nam tính, quyết đoán là tính cách nổi trội nhất chứ không phải mục đích và thỏa mãn cá nhân. Tại Nhật Bản, có nhiều hoài bão, có sức cạnh tranh, tích góp của cải và sở hữu vật chất được đánh giá cao, trong khi ở Thụy Điển, các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống lại quan trọng hơn.

Chỉ số tâm lý né tránh (Uncertainty Avoidance Index – UAI) cho biết các tình huống không rõ ràng làm những người thuộc từng nền văn hóa cảm thấy nguy cơ tới mức nào. Các nền văn hóa né tránh rủi ro cố gắng giảm thiểu khả năng xảy ra các tình huống như vậy bằng pháp luật và quy định nghiêm ngặt cùng với các biện pháp an ninh và an toàn. Thêm vào đó, các nền văn hóa này được đặc trưng bởi việc sử dụng nhân viên lâu dài. Các nền văn hóa khác có UAI thấp có xu hướng tương đối sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Định hướng dài hạn (Long-term Orientation – LTO) đối lập với định hướng ngắn hạn. Các giá trị gắn liền với định hướng dài hạn là tiết kiệm và kiên trì; các giá trị gắn liền với định hướng ngắn hạn là tôn trọng truyền thống, thực hiện nghĩa vụ xã hội và giữ “thể diện”. Các nước hâu Á như Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản có chỉ số LTO khá cao, trong khi các nước phương Tây như Úc, Đức và Na Uy có chỉ số khá thấp.

nên:

  • Nhận thức được rằng hành động và phản ứng của những người ở các nước khác nhau có thể hoàn toàn khác với những gì bạn quen thuộc.

Không nên:

  • Nhận thức rằng những khác biệt có thể không bảo đảm cho bất cứ tương tác hiệu quả nào bởi chẳng có hai cá thể nào giống hệt nhau.

4. Kết luận

Mô hình các chiều văn hóa của Hofstede hữu ích trong việc giúp nhận thức những khác biệt của nhiều nền văn hóa hiện hữu khi công ty bắt đầu vươn ra quốc tế. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, khoảng cách đã giảm dần, các nền văn hóa đã hòa trộn và những khác biệt không còn rõ rệt. Thêm vào đó, người ta có thể đặt dấu chấm hỏi về việc xếp loại một số nước còn tùy thuộc vào tất cả các nhóm văn hóa của nước đó có hiện diện hay không. Nếu câu trả lời là không, sự xếp loại trong các chiều văn hóa có thể khác biệt giữa những nhóm dân cư trong chính quốc gia đó. Cuối cùng, chẳng có hai cá thể nào giống hệt nhau và vì vậy người ta phải nhận thấy rằng hiểu lầm vẫn có thể xảy ra.

5. Tài liệu tham khảo

1 – Hofstede, G. (2001) – Culture ‘s Consequences: Comparing values, behaviours, institutions and organisations across nations. Thousand Oaks, CA: Sage Publications.

2 – Hofstede, G. (1991) – Culture and Organisations: Software of the mind. London: MCGraw-Hill.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!