Mô hình số 32: Tháp thu mua và cung ứng

1. Tổng quan

Tháp thu mua và cung ứng là cấu trúc được A.T. Kearney phát triển. Nó có thể được sử dụng để hoạch định, đánh giá và giám sát các hoạt động lãnh đạo trong thu mua bằng cách làm theo kinh nghiệm của các công ty thành công. Cấu trúc này là kết quả nghiên cứu “Thực tế lãnh đạo trong hoạt động thu mua” của A.T. Kearney năm 1996. 77 công ty có hiệu quả kinh doanh cao trong nhiều ngành tại Bắc Mỹ và châu Âu đã tham gia.

Cấu trúc bao gồm ba cấp độ cơ bản: các quy trình thiết lập trực tiếp, các quy trình thu mua cốt lõi và các quy trình hỗ trợ; và tám chiều gọi là “khoảng” bao gồm hơn 100 mục chi tiết phân biệt các nhà lãnh đạo với những người tụt hậu:

Các quy trình thiết lập trực tiếp:

  • Chiến lược thu mua.

Tận dụng các cơ hội thị trường cung cấp như một phần tích hợp trong chiến lược kinh doanh dẫn tới tạo thành giá trị thông qua sáng tân, chi phí thấp, tạo thị trường và tạo doanh thu.

  • Liên kết trong tổ chức

Gắn liền các kỹ năng và kiến thức thu mua với các quy trình kinh doanh chính yếu của tổ chức.

Các quy trình thu mua cốt lõi:

  • Dụng nguồn

Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến làm đòn bẩy cho toàn bộ giá trị tiềm năng trên cơ sở tổng chi tiêu, từ đó giúp cho công ty nắm bắt được những ưu thế cốt lõi của mình.

  • Quản lý quan hệ với nhà cung cấp.

Quản lý hiệu quả sức căng giữa khả năng tạo ra giá trị với những rủi ro của từng mối quan hệ.

  • Quản lý quy trình vận hành.

Tự động hóa các quy trình vận hành qua việc sử dụng các công nghệ kinh doanh điện tử (e-business)sáng tạo và quyết liệt.

Các quy trình hỗ trợ

  • Quản lý hiệu quả.

Liên kết các con số về hoạt động thu mua với kết quả và mục tiêu chiến lược của công ty bằng cách làm rõ những đóng góp của hoạt động thu mua với kết quả chung.

  • Quản lý thông tin và tri thức.

Liên tục nắm bắt và chia sẻ tri thức qua các quy trình, khu vực, các đơn vị kinh doanh và quan hệ bên ngoài.

  • Quản lý nguồn nhân lực.

Tạo ra những chuyên gia thu mua thông qua đào tạo, khích lệ và luân phiên các chuyên gia có tiềm năng một cách linh hoạt trong toàn bộ tổ chức.

2. Sử dụng khi nào

Tháp thu mua và cung ứng là một cấu trúc phù hợp cho việc phân tích và điều chỉnh bất cứ chức năng thu mua nào của tổ chức để làm nó hiệu quả hơn. Cấu trúc này giúp nhận diện những cơ hội cải tiến, với các dữ liệu so chuẩn liên quan tới chức năng thu mua và từ đó thúc đẩy tính chuyên nghiệp.

3. Sử dụng như thế nào

Bảng câu hỏi nghiên cứu “Đánh giá sự xuất sắc trong hoạt động thu mua” được cung cấp miễn phí trên Internet. Người trả lời nhận được một báo cáo phản hồi tùy biến chứa đựng các kết quả của họ so với các tổ chức khác và thậm chí đối với nhà lãnh đạo tầm thế giới. Vì vậy, việc đánh giá này có thể thúc đẩy tính chuyên nghiệp bằng cách nhận diện nhanh chóng các thế mạnh cùng với cơ hội và biểu đồ hóa quá trình hành động để chuẩn bị cho tương lai. Cũng vì vậy mà nhiều công ty sử dụng đánh giá này định kỳ để giám sát sự tiến bộ của mình.

4. Kết luận

Tháp thu mua và cung ứng là một trong những cấu trúc được sử dụng nhằm mô tả phạm vi của chức năng thu mua và cũng xác định mức độ chuyên nghiệp của chức năng này. Theo các dữ liệu so chuẩn sẵn có, cấu trúc này có thể được sử dụng nhiều lần, đặc biệt là trong các tổ chức quốc tế lớn.

Nghiên cứu đã thiết lập nên nền tảng của cấu trúc này được bắt đầu từ 50 người trả lời và phát triển thành một nghiên cứu với hơn 600 người. Vì vậy, cấu trúc đã trở thành phương tiện giao tiếp giữa nhiều tổ chức. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là việc so chuẩn rất tốn thời gian và hạn chế số lượng các ấn phẩm hoặc các thông tin liên quan khác.

5. Tài liệu tham khảo

A.T. Kearney (2000) – The new procurement mandate: Growing within tomorrow ‘s supply webs. White paper.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!