1. Tổng quan
Mô hình này có thể được dùng để quyết định liệu các hoạt động của tổ chức có thể và có nên sử dụng nguồn lực bên ngoài hoặc nguồn lực nước ngoài không. Sử dụng nguồn lực bên ngoài là giao các hoạt động không trọng yếu cho một nguồn lực bên ngoài có chuyên môn đặc thù đối với hoạt động đó.
Nguồn lực nước ngoài cũng giống như nguồn bên ngoài nhưng quy trình hoạt động – ví dự như sản xuất, chế tạo máy hay dịch vụ – được chuyển sang nước khác.
Mô hình ra quyết định này giúp xác định liệu việc sử dụng nguồn lực nước ngoài có sáng suốt hay không.
2. Sử dụng khi nào
Các công ty thường chọn sử dụng nguồn lực bên ngoài hay nước ngoài cho một phần hoạt động của họ vì một hay một vài lý do:
- Giảm chi phí cố định;
- Gia tăng tập trung vào năng lực chủ chốt;
- Để sử dụng lao động, vốn, công nghệ và các nguồn lực hiệu quả hơn.
Quyết định chuyển sang nước khác là do có lợi thế về chi phí hay về kỹ năng hoặc có nhu cầu tập trung vào thị trường quốc tế.
3. Sử dụng như thế nào
Các bước sau đây cần thiết trong việc quyết định quá trình nào nên sử dụng nguồn lực nước ngoài, và tới nước nào:
1 – Tại sao phải sử dụng nguồn lực bện ngoài?
Ví dụ về các lý do có thể bao gồm việc biết được các đối thủ cạnh tranh đang dịch chuyển ra nước ngoài để thu được lợi thế chi phí, hoặc lợi nhuận biên đang chịu áp lực do cạnh tranh về giá tăng cao.
2 – Tới nước nào và với đối tác nào?
Để lựa chọn một đối tác nước ngoài cần xem xét loại kinh nghiệm, kỹ năng và văn hóa nào bạn cần từ phía nhà cung cấp để có thể làm việc cùng nhau thành công. Ví dụ các yếu tố cần cân nhắc tại từng nước tiềm năng bao gồm:
- Tiềm năng lao động;
- Chất lượng sản phẩm kỳ vọng;
- Và lợi thế chi phí.
Phát triển một vài thay thế để tiếp tục đánh giá trước khi quyết định.
3 – Đâu là chi phí, lợi nhuận và rủi ro, và những quá trình nào thích hợp để sử dụng nguồn lực nước ngoài?
Bước ba bao gồm cả việc phân tích chi phí – lợi nhuận xuyên suốt mỗi khả năng thay thế khác nhau. Những cấu thành quan trọng cần xem xét bao gồm:
- Mức lương bổng,
- Chi phí và tiền công phát sinh,
- Mức giá cả,
- Và tác động tới chuỗi giá trị bên trong của công ty.
Phân tích phần nào của tổ chức có thể sử dụng nguồn lực bên ngoài và tác động tới chuỗi giá trị tổng thể ra sao.
4 – Điều gì xảy ra tiếp theo?
Cuối cùng, tiến hành phân tích khả thi chi tiết về mỗi quốc gia, đối tác, quy trình và hợp đồng. Tại điểm này, vẫn còn có nhiều điều chưa chắc chắn. Kế hoạch cần được xem xét tỉ mỉ trước khi ra quyết định sử dụng hay không sử dụng.
Cũng mô hình bốn bước này có thể được áp dụng khi ra quyết định liên quan tới việc sử dụng nguồn lực bên ngoài, nhưng không bao gồm các yếu tố quốc tế.
4. Kết luận
Rủi ro khi sử dụng mô hình này là nguy cơ bỏ qua một số bước để tiến ngay tới bước thực hiện. Ví dụ tìm kiếm đối tác tiềm năng nước ngoài trước khi suy nghĩ cẩn trọng về tác dụng chiến lược và hậu quả đối với nhân sự hiện có.
Sử dụng nguồn lực nước ngoài vẫn là một vấn đề tranh cãi giữa các nhà kinh tế học. Một mặt, nó được coi là đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia nguồn và đích, thông qua việc tạo ra công ăn việc làm và giảm chi phí sản phẩm và dịch vụ. Mặt khác, nó cũng dẫn tới mất việc làm và khiến cho mức lương thấp đi tại các nước đang phát triển.
Các nhà kinh tế học không ủng hộ việc sử dụng nguồn lực nước ngoài lập luận rằng nhân lực có trình độ cao với các công việc có giá trị cao hơn, như kế toán và kỹ sư phần mềm, được thay thế bởi nhân lực có trình độ cao nhưng rẻ từ các nước như Trung Quốc hay Ấn Độ. Hơn nữa, tinh giảm nhân lực trong ngành sản xuất tạo ra sự hoang mang trong nội bộ nhân lực.
Những tranh luận chủ yếu bắt nguồn từ lo lắng về sự không ổn định, vì tác động việc sử dụng nguồn lực bên ngoài vẫn chưa được chứng minh.
Mô hình này hợp lý hóa các lựa chọn liên quan tới sử dụng nguồn lực bên trong và bên ngoài bằng cách giúp các nhà hoạch định giảm đi việc hay thay đổi.
5. Tài liệu tham khảo
Aron, R and Singh, J (2005) – Getting off-shoring right, Havard Business Review 83 (12) December: 135-43.