Mô hình số 10: Sơ đồ hóa lộ trình

1. Tổng quan

Sơ đồ hóa lộ trình liên quan tới việc tạo ra một tầm nhìn chung. Đó là một quy trình giúp các chuyên gia dự báo sự phát triển trong tương lai đối với công nghệ và thị trường, và nhận diện hệ quả của những phát triển đó đối với các công ty (đơn lẻ). Mô hình Sơ đồ hóa lộ trình cung cấp một bản mô tả quy trình phát triển có thể được cơ cấu như thế nào.

Quy trình Sơ đồ hóa lộ trình làm sáng tỏ các mục tiêu tương lai (chủ yếu dựa trên góc nhìn của các chuyên gia về phát triển công nghệ), và lộ trình đạt được những mục tiêu đó. Dựa trên phân tích này có thể xác định một công ty đơn lẻ có thể đóng góp vào sự phát triển ra sao và công ty phản ứng như thế nào trước sự phát triển. Chương này sử dụng một sơ đồ lộ trình sản phẩm công nghệ để giải thích quy trình.

Có nhiều sơ đồ hóa lộ trình được tạo ra trong những thập kỷ gần đây. Khi xem xét các sơ đồ lộ trình hướng công nghệ, người ta có thể nhận diện bốn loại sơ đồ và quy mô khác nhau:

i – Sơ đồ lộ trình ngành

Trong đó sự phát triển kỳ vọng của toàn bộ một nhánh thuộc ngành được sơ đồ hóa. Quy trình sơ đồ hóa lộ trình đưa ra một phương thức trong đó rủi ro đối với các công ty đơn lẻ được giảm thiểu bởi một số các bên khác nhau quyết định các ưu tiên đối với sự phát triển công nghệ trong tương lai và mỗi bên cần đóng góp những (nghiên cứu) gì. Một sơ đồ lộ trình ngành cũng có thể được sử dụng để đạt được nguồn tài chính (đối với cả khối tư nhân và nhà nước).

ii – Sơ đồ lộ trình công ty

Được thiết kế nhằm giúp các công ty đơn lẻ lựa chọn và có thể dựa trên sơ đồ lộ trình ngành. Sơ đồ này mô tả sự kết hợp sản phẩn – thị trường.

iii – Sơ đồ lộ trình sản phẩm – công nghệ

Trong đó phân tích thị trường, đánh giá  sản phẩm và rà soát công nghệ kết hợp lại với nhau thành một kế hoạch nghiên cứu và phát tiển (R&D) nội tại và các kịch bản giới thiệu sản phẩm tới thị trường. Mô hình được mô tả trong chương này là một ví dụ về sơ đồ lộ trình sản phẩm – công nghệ được tạo ra trong việc kết hợp với một sơ đồ lộ trình công nghệ.

iv – Sơ đồ lộ trình năng lực – nghiên cứu

Tập trung vào năng lực và nghiên cứu cần thiết để tạo ra một (hoặc một phần) công nghệ đặc thù. Loại sơ đồ lộ trình này có thể được soạn tách biệt hoặc hợp nhất như một phần trong toàn thể.

2. Sử dụng khi nào

Sơ đồ lộ trình sản phẩm – công nghệ có thể được sử dụng để tập trung rõ ràng hơn cho tương lai. S4 rất hữu ích nếu có được sự thấu hiểu chuyên sâu đối với sự phát triển thị trường mới, đặc biệt là trong các thị trường hướng công nghệ. Phát triển sản phẩm mới là yếu tố sống còn trong các thị trường này và đang dần tăng lên do vòng đời của sản phẩm rút ngắn đi. Vì vậy, sơ đồ hóa lộ trình là một chiến lược thiết yếu đối với công ty đang tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm mới. Sơ đồ ho1aq lộ trình giúp quy trình phát triển sản phẩm mới bằng cách tạo điều kiện cho nhận diện theo cấu trúc đối với các thị trường, sản phẩm và công nghệ (mới).

Sơ đồ lộ trình thường bao gồm các mô tả về:

  • Chuyển giao: mô tả sản phẩm và nghiên cứu cần thiết.
  • Mục đích: phân tích thị trường, sản phẩm và công nghệ.
  • Thời gian: đường tới hạn và thời gian chuyển giao.
  • Nguồn lực: các nguồn lực (tiền, con người) và công nghệ cần thiết cho việc tạo ra các sản phẩm.

Ưu điểm của sơ đồ hóa lộ trình bao gồm những điểm sau:

  •  Sơ đồ hóa lộ trình cung cấp cho tổ chức tham gia các thông tin chiến lược có giá trị.
  • Hoạch định chiến lược dài hạn sẽ dựa trên việc thu thập các thông tin có cấu trúc chặt chẽ, giúp cho việc ra quyết định tốt hơn đối với các sản phẩm và công nghệ tương lai.
  •  Các dữ liệu bên trong và bên ngoài sẽ được sơ đồ hóa, đem lại một tầm nhìn có cấu trúc chặt chẽ về các yếu tố thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, phát triển công nghệ, yếu tố môi trường và thay đổi nhà cung cấp.
  • Đồng hướng chi phí nghiên cứu và phát triển với phát triển sản phẩm tốt sẽ đem lại hiệu quả bởi xác định được cơ hội tích hợp công nghệ mới vào sản phẩm mới.
  • sơ đồ hóa lộ trình có thể là nguồn của các lựa chọn sử dụng lại công nghệ (cùng một công nghệ vào các sản phẩm mới).
  • Kết quả có thể làm bộc lộ các điểm yếu chiến lược dài hạn và xác định kẽ hỏ và sự bất định của sản phẩm và công nghệ.
  • sơ đồ hóa lộ trình là một công cụ mạnh mẽ trong việc đồng hướng toàn bộ doanh nghiệp theo một chiến lược phát triển mới và phát triển sản phẩm mới. Các nhóm dự án có thể nhanh chóng thích nghi với những thay đổi chiến lược.
  • Tiềm năng hiệp lực được xác định giữa các nhà cung cấp và người mua cũng như giữa các đối thủ cạnh tranh.

3. Sử dụng như thế nào

Một sơ đồ lộ trình công nghệ – thị trường dựa trên các kết quả của:

i) Phân tích thị trường,

ii) Rà soát công nghệ,

iii) Đánh giá sản phẩm.

Phân tích thị trường nhìn từ bên ngoài là nhận diện nhu cầu mới và dài hạn của khách hàng. Kết quả cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nhu cầu mới và giá trị gia tăng mà các công ty tạo ra. Rà sót công nghệ nhìn từ bên trong và xác định khả năng xuất hiện công nghệ mới. Đánh giá sản phẩm luôn nhìn từ bên trong ra và so sánh danh mục sản phẩm với các sản phẩm hiện có. Rà soát công nghệ cùng với việc đánh giá sản phẩm cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự khác biệt và khả năng cho sản phẩm mới.

Ở bước tiếp theo, kết quả của sơ đồ lộ trình được tranh luận trong việc tư duy tập thể. Trong suốt quá trình làm việc, các ý tưởng sản phẩm mới được đánh giá bằng cách xét thưởng – các điểm bán hàng duy nhất (USP) và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI); rủi ro (kỹ thuật và độ sẵn sàng của thị trường); và các nguồn lực (đầu tư) cần có. Các sản phẩm hoàn vốn cao nhất, rủi ro thấp nhất, và đòi hỏi ít nguồn lực nhất tất nhiên được coi là những sản phẩm mới có giá trị nhất.

Từ phân tích này, một kế hoạch nghiên cứu và phát triển nội bộ có thể được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu cần có để sản xuất sản phẩm mới. Thêm vào đó, có thể phát triển một kế hoạch tung sản phẩm mới ra thị trường.

Mặc dù các phân tích thị trường, đánh giá sản phẩm và rà soát công nghệ có thể được thực hiện bởi các nhân sự chủ chốt trong tổ chức (giả sử với sự giúp đỡ của một công ty tư vấn bên ngoài), những lộ trình thành công nhất được xây dựng bởi các nhân sự chủ chốt từ nhiều tổ chức và các trường đại học khác nhau. Một trong những nhân tố thành công chính của các lộ trình là sự tham gia của các “nhà vô địch”. Họ là những chuyên gia nổi tiếng và được nể trọng trong một lĩnh vực (công nghệ) đặc thù. Khi có những người như vậy ủng trợ cho một lộ trình, những người khác sẽ dễ chấp nhận hơn.

Các nhân tố thành công khác bao gồm:

  • Các lộ trình cần được xây dựng bởi các cá nhân then chốt, được biết đến như những chuyên gia với những kiến thức chuyên ngành đặc biệt.
  • Cam kết quản lý một cách trọn vẹn là yếu tố hết sức quan trọng nếu lộ trình có được tác động tích cự lên tổ chức.
  • Các lộ trình cần được cập nhật thường xuyên để nắm bắt được những thay đổi đang diễn ra về sản phẩm, thị trường và công nghệ.
  • Một người không thiên vị (như một nhà tư vấn chẳng hạn) có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn và tạo điều kiện cho quá trình sơ đồ hóa lộ trình.
  • Sử dụng cách tiếp cận chuẩn mực rất cần thiết cho việc truyền thông hiệu quả, và có thể hỗ trợ sự liên kết giữa các lộ trình.
  • Cần sử dụng lộ trình như một cách tiếp cận lâu dài đối với việc phát triển chiến lược. Tầm nhìn chiến lược sẽ không phù hợp với lộ trình nếu nó không vượt quá thời gian hai năm.

4. Kết luận

Sơ đồ hóa lộ trình là một phương pháp giúp cho việc xây dựng một tầm nhìn chung tới tương lai; phát triển một tầm nhìn chung cũng được coi là quan trọng không kém so với lộ trình cuối cùng. Vì vậy, sơ đồ hóa lộ trình có thể không thành công đối với những công ty có tầm nhìn khác với cách nhìn chung đang thống lĩnh (ở các công ty có liên quan).

Mục đích chính của lộ trình là truyền cảm hứng bằng cách cung cấp cái nhìn thấu đáo về các cách thức cải thiện và đổi mới. Mặc dù các hoạt động và dự án cụ thể được mô tả trong lộ trình, nhưng tương lai vẫn không thể biết trước và không phải lúc nào cũng dự đoán được. Lộ trình chỉ là một hình dung về tương lai. Dù dựa trên thực tiễn công nghệ và thị trường, lộ trình không nên được sử dụng như một tài liệu dự báo. Cập nhật lộ trình thường xuyên rất cần thiết, nhằm kết hợp những phát triển hiện thời vào tầm nhìn được hoạch định cho tương lai.

5. Tài liệu tham khảo

Farrukh, C. Phaal. R and Probert, D. (2003) – Technology road – mapping: linking technology resources into business planning. International Journal of Technology Management 26 (1): 2-19

Viết một bình luận

error: Content is protected !!