Tác giả: Robert Greene & Joost Elffers
Dịch giả: Nguyễn Minh Hoàng
Lời nói đầu
Nói chung, chúng ta không thể nào chịu nổi cái cảm giác rằng mình không có chút quyền lực nào đối với những con người và sự kiện quanh ta. Ai cũng muốn có nhiều quyền lực hơn, không ai muốn nhường bớt. Tuy nhiên trong thế giới ngày này, thật nguy hiểm khi để mọi người nhìn thấy mình quá khát khao quyền lực, hoặc quá lộ liễu trong việc mưu cầu quyền lực. Chúng ta phải tỏ ra vừa phải và biết điều. Vì vậy ta cần phải tinh vi – tỏ ra tương đắc nhưng bên trong thì láu lỉnh, bề ngoài dân chủ nhưng lòng dạ lại thủ đoạn.
Trò chơi hai mang này giống với việc mưu cầu quyền lực từng tồn tại ở các triều đình xưa kia. Điểm lại lịch sử, ta thấy một triều đình tự hình thành quanh người quyền lực – nhà vua, hoàng hậu, hoàng đế, lãnh tụ. Các quần thần trong những triều đình ấy chiếm một vị thế hết sức tế nhị: Họ phải phục vụ chủ nhân, nhưng nếu tỏ ra quá xum xoa, nếu cầu xin ân huệ một các quá lộ liễu, những triều thần khác sẽ chú ý và hãn hại. Vì vậy mọi cố gắng để lấy lòng quan thầy đều phải hết sức tinh vi. Ngay cả những triều thần tài ba nhất, tinh tế nhất cũng phải có phương cách tự vệ đối với bạn đồng triều, những người bạn ấy luôn tìm cách hất chân anh ra khỏi vị trí vốn đang được chiếu cố.
Thế mà lẽ ra triều đỉnh phải đại diện cho đỉnh cao của văn minh và tao nhã. Mọi động thái mưu cầu quyền lực quá tàn bạo hoặc công khai sẽ bị chỉ trỏ. Các quần thần sẽ hành động âm thần và bí mật để chống lại hững đồng liêu nào dùng bạo lực. Đó chính là tình huống khó xử của một triều thần: Một mặt phải chứng minh ta là điển hình của lịch lãm, mặt khác phải khôn ngoan để đánh bại đối thủ bằng những phương cách tinh vi nhất. Qua thời gian, một triều thần thành công hiểu rằng mọi nước cờ đều phải gián tiếp, nếu muốn đâm sau lưng bạn đồng liêu thì phải mang găng nhung, mặt phải nở nụ cười ngọt lịm nhất. Thay vì phải áp bức hay phản bội, một triều thần hoàn hảo đạt đến mục đích bằng xự cám dỗ, mê hoặc, lừa bịp, và chiến lược tinh vi, luôn phải dự kiến sẵn sàng nhiều nước cờ. Cuộc sống ở triều đình là thứ trò chơi không bao giờ kết thúc, nó đòi hỏi người ta phải cảnh giác thường xuyên và tư duy chiến thuật. Đó là một cuộc chiến văn minh.
Ngày nay chúng ta chứng kiến mọt nghịch lý tương tự đối với cách hành xử của một triều thần: Mọi hành động đều phải có vẻ văn minh, tử tê, dân chủ và công bằng. Nhưng nếu ngây thơ chơi đúng theo những quy tắc ấy, ta sẽ bị nghiền nát bởi những thành phần không dại dột gì tuân theo. Như nhà ngoại giao nổi tiếng thời Phục Hưng là Nicola Machiavelli nhận xét, “Bất kỳ người nào cố gắng để luôn tử tế, thì chắc chắn sẽ tàn lụi giữa số động không tử tế.”
Triều đình tự tạo cho mình hình ảnh của đỉnh cao tao nhã, nhưng bên dưới cái vẻ lung linh đó là một hỏa lò sục sôi những tình cảm đen tối – tham lam, ganh tỵ, dục vọng, ghen ghét. Thế giới chúng ta ngày nay tưởng tượng rằng mình là đỉnh cao công bằng, song những tình cảm xấu xa ấy vẫn khuấy động trong ta, như vẫn luôn khuấy động tự bao giờ. Cuộc chơi vẫn là một. Bề ngoài ta tô vẻ tuân theo lối chơi đẹp, nhưng bên trong, trừ khi quá ngây thơ khờ dại, ta nhanh chóng học bài cẩn trọng, và hành động như Napoléon từng khuyên nhủ: “Bàn tay sắt bê trong cái găng nhung”. Nếu tựa như một triều thần của thời xa xưa trước, ta có thể thành thạo nghệ thuật đánh lạc hướng, biết cách quyến rũ, mê hoặc, lừa bịp, và tinh vi đánh lừa các đối thủ, thì ta sẽ đạt đỉnh cao quyền lực. Ta sẽ có khả năng làm người khác thuận theo ý chí ta, mà họ không hề ngờ ta đang điều khiển họ. Và nếu không hề ngờ, thì họ sẽ không bao giờ cay cú hoặc kháng cự ta.
Nội dung sách
- 01: Đừng bao giờ chơi trội quan thầy
- 02: Đừng quá tin cậy bạn bè, hãy học cách sử dụng kẻ thù
- 03: Che đậy chủ tâm
- 04: Luôn nói ít hơn mức cần thiết
- 05: Bảo vệ thanh danh và uy tín
- 06: Thu hút chú ý bằng mọi cách
- 07: Chiếm đoạt công sức của người khác
- 08: Nhử mồi dụ địch
- 09: Chiến thắng bằng hành động chớ không bằng lý luận
- 10: Tránh kẻ xấu số để khỏi xui lây
- 11: Làm cho người khác phụ thuộc mình
- 12: Sử dụng nhân nghĩa có lựa chọn
- 13: Nhử bằng tư lợi, đừng kêu gọi lòng thương và không đề cập ân tình
- 14: Bên ngoài làm bạn, bên trong rình mò
- 15: Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc
- 16: Biết đầu cơ sự hiện diện
- 17: Thật giả khó lường
- 18: Đừng xây pháo đài để tự vệ, đừng tự cô lập
- 19: Đừng xúc phạm nhằm người
- 20: Đừng dấn thân với phe nào cả
- 21: Giả điên hạ địch
- 22: Chiến thuật quy hàng: Biến nhược thành cường
- 23: Tập trung lực lượng
- 24: Đóng vai triều thần thật hoàn hảo
- 25: Luôn tái tạo mình
- 26: Sử dụng tay sai làm việc bẩn
- 27: Thao túng nhu cầu về niềm tin
- 28: Phải xuất chiêu thật táo bạo
- 29: Trù liệu tương lai – Vạch kế hoạch nhất quán đến tận cùng
- 30: Trình diễn phong thái ung dung tự tại
- 31: Đối thủ chỉ có thể chọn những lá bài do ta ấn định
- 32: Thao túng những mơ tưởng viễn vông
- 33: Khám phá tử huyệt của đối phương
- 34: Hãy cư xử như vua nếu muốn được đối xử như vua
- 35: Chọn đúng thời cơ
- 36: Phớt lờ những gì ngoài tầm tay
- 37: Tạo ra sự hoành tráng
- 38: Nghĩ theo ý mình, làm như số đông
- 39: Đục nước béo cò
- 40: Làm chủ đồng tiền: Sự hào phóng chiến lược
- 41: Thoát khỏi bóng tiền nhân
- 42: Đánh vào người chăn, đàn cừu tan tác
- 43: Thao túng tâm và trí
- 44: Hiệu ứng gương soi
- 45: Ngụy trang sự đổi mới dưới vỏ bọc truyền thống
- 46: Đừng tỏ ra quá hoàn hảo
- 47: Biết chiến thắng và biết dừng lại
- 48: Thiên hình vạn trạng